Với bệnh nhân (BN) ung thư, điều đầu tiên là nghĩ đến sự sống và cái ch*t, nên mọi thứ đều lo lắng, sợ hãi, chán nản, thậm chí “đoạn tuyệt” với T*nh d*c. Tuy nhiên...
Với bệnh nhân (BN) ung thư, điều đầu tiên là nghĩ đến sự sống và cái ch*t, nên mọi thứ đều lo lắng, sợ hãi, chán nản, thậm chí “đoạn tuyệt” với T*nh d*c. Tuy nhiên, sau khi bệnh đã được khống chế hoặc chữa lành thì ý nghĩ về chuyện thầm kín trong đời sống vợ chồng sẽ tích cực trở lại. Lúc đó, BN dù ít hay nhiều đều bị tác động đến tâm lý, nên rất dễ dẫn đến rối loạn. Ở nam giới thường là rối loạn cương. Nữ giới thì lãnh cảm, nhất là các phương pháp điều trị đưa đến như khiếm khuyết và biến dạng cơ thể sau phẫu thuật như: trong phẫu thuật cắt hoàn toàn tử cung và buồng trứng, hay đoạn nhũ; ở nam giới cắt đi một phần của cơ quan Sinh d*c. Hóa trị có thể gây sạm da, rụng tóc, mệt mỏi, thiếu máu và chứng đau không thể kiểm soát cũng góp phần làm giảm ham muốn của BN.Hiểu được điều đó, vai trò của đối tác là vô cùng quan trọng, cần tâm sự nhẹ nhàng với những cảm xúc của mình, luôn sát cánh với BN để tạo cảm xúc, giữ thái độ và tinh thần lạc quan. Không nên có thái độ trách móc, nghi kỵ, giúp BN sinh hoạt
T*nh d*c với các tư thế phù hợp nhất, thoải mái nhất hoặc đôi khi phải “nghỉ giữa giờ”.Với BN ung thư, cần tránh sinh hoạt
T*nh d*c trong thời gian sau mổ và có thể gây chảy máu vết mổ hoặc làm bung vết mổ và những tiếp xúc thân mật có thể làm tăng khả năng nhiễm khuẩn vết mổ, nhất là sau mổ ung thư cổ tử cung, ung thư bàng quang, ung thư D**ng v*t, sinh hoạt có thể gây chảy máu bộ phận Sinh d*c hay đường niệu. Với BN ung thư giai đoạn cuối, sức khỏe trở nên rất kém, không đủ để sinh hoạt mặc dù cảm giác
T*nh d*c vẫn còn nên thường có tâm lý buông xuôi cho số phận. Cho nên nhu cầu được yêu thương thường trỗi dậy hơn bao giờ hết. BN muốn được chia sẻ, muốn được vuốt ve, âu yếm, vỗ về. Giai đoạn này người bạn tình cần giúp BN chia sẻ, gần gũi về thể xác lẫn tinh thần, dù biết rằng giao hợp không thể thực hiện được.
BS. Trần Quốc