Đã bao giờ bạn gặp hiện tượng vô cùng kỳ lạ trong giấc ngủ? Từ cảm giác thấy đầu nổ tung, đến hành vi T*nh d*c hoặc rối loạn ăn uống về đêm, sẽ khiến bạn hoang mang lo lắng. Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các hội chứng này.
1. hội chứng đầu nổ tung.
Đây có lẽ là
hội chứng bệnh học kỳ lạ nhất, trong tất cả
hội chứng đầu nổ tung, viết tắc là EHS, nghe thì có vẻ rùng rợn, song may mắn là nó không tồi tệ. Năm 1989, nhà thần kinh học John M. S. Pearce, đã hoàn thành một nghiên cứu chi tiết về 50 bệnh nhân bị mắc chứng EHS. Những người mắc bệnh kể rằng, họ đã nghe có một tiếng nổ rất lớn trong đầu, thường đi kèm với ánh sáng lóe lên giống như bị đạn hay tiếng bom nổ. Cảm giác này thường bắt đầu khi đã ngủ say, và chỉ diễn ra trong vài giây. Bà Marie Raymond, người mắc bệnh EHS cho biết, đôi khi bà vẫn nghe âm thanh của tiếng động cực mạnh. Nhưng may mắn là
hội chứng EHS không xảy ra thường xuyên và nó lành tính, không để lại di chứng hay tác động S*nh l* cho người bệnh.
2. hội chứng đột tử về đêm.
Khi qua đời trong lúc ngủ được xem là an nhàn, thì những người rơi vào
hội chứng đột tử, bất ngờ về đêm, hay
hội chứng SUDS, lại xem ra rất kỳ quái. Căn bệnh này phần lớn thường xảy ra ở đàn ông Đông Nam Á, nó xảy ra trong các quần thể văn hóa và có sự đặc trưng về mặt di truyền. Những người chứng kiến các bệnh nhân bị SUDS cho rằng, đã thấy họ kêu thét, rên rỉ, sùi bọt mép và những dấu hiệu khác của việc bị uy hiếp tinh thần. Nhiều năm trôi qua, căn nguyên của SUDS đã bị thêu dệt nhuốm màu sắc mê tín dị đoan, quỷ ám và những sinh vật huyền thoại gây ra. SUDS được mô tả lần đầu tiên trong tài liệu y khoa vào năm 1917, ở những thanh niên trẻ người Philippines. Những cái ch*t tương tự được báo cáo ở Nhật Bản vào năm 1959.
Tuy nhiên, những cái ch*t nổi tiếng nhất, lại xảy ra trong cộng đồng người dân tộc Mông, sống ở miền Bắc Thái Lan và Lào, những người di cư sang Mỹ. Với trên 100 trường hợp bệnh SUDS, được báo cáo ở Mỹ kể từ năm 1981, nên có thời gian nó còn được đặt cho cái tên là,
hội chứng Tu vong Mông, viết tắt HDS. Mặc dù, nguyên nhân phổ biến cho những cái ch*t đột ngột này là sự rung tâm thất, một dạng suy tim, thế nhưng, nguyên nhân cuối cùng của nó vẫn còn là một bí ẩn. Cuộc nghiên cứu gần đây bởi Tiến sĩ Joseph Brugada, đã khám phá ra một mối dây di truyền khả thi cho bệnh SUDS, nhưng việc giải thích tại sao nó chỉ xảy ra trong lúc nạn nhân ngủ say, thì vẫn là một bí ẩn khó lý giải và kỳ quái.
3. hội chứng mất ngủ gia đình.
Hãy tưởng tượng rằng, một ngày nào đó bạn thức dậy và không bao giờ ngủ lại được nữa. Bạn chịu dày vò suốt nhiều đêm không ngủ, và sự kiệt sức đã làm mờ đi ranh giới thực tế, rồi bạn rơi vào hoang tưởng, ảo giác, hoảng loạn và ám ảnh. Đói ngủ sẽ khiến sức khỏe thể chất của bạn bắt đầu đi vào tình trạng kiệt quệ. Một năm sau đó, cơ thể và tâm trí bạn trở nên trống rỗng, bạn sẽ rơi vào hôn mê và Tu vong. Điều này nghe có vẻ như cốt truyện, của một câu chuyện kinh dị nào đó, nhưng nó là những
hội chứng thực sự về một căn bệnh di truyền hiếm gặp.
hội chứng mất ngủ gia đình đột tử, viết tắt là FFI, thường xảy ra vào độ tuổi trung niên, và khoa học hiện đại tỏ ra bó tay với nó. FFI được truyền lại bởi một gen đột biến, và là căn nguyên hình thành nên các chất đạm bất hảo, chúng dẫn đến việc tấn công các chất đạm khỏe mạnh khác, dẫn đến một loạt các
hội chứng và tác dụng phụ, mà cuối cùng có thể dẫn đến Tu vong.
4. T*nh d*c vô thức trong lúc ngủ, tên khoa học sexsomnia.
Thông thường, sau khi thức dậy người ta có cảm hứng T*nh d*c, nhưng những người mắc bệnh sexsomnia còn đi một bước xa hơn, tức là hoàn toàn vô ý thức. Thuật ngữ sexsomnia được đặt ra bởi một bác sĩ tâm thần người Canada, tên là Colin Shapiro và các đồng nghiệp. Họ định nghĩa nó là: một động cơ phức tạp và tự chủ hoạt động với cảm giác gợi dục, nhằm phân biệt nó với hiện tượng lành tính của việc ngủ mộng du. Họ trích dẫn nghiên cứu từ 11 cá nhân, những người có hành vi T*nh d*c vô ý thức trong lúc ngủ, từ việc mơn trớn nhẹ nhàng đến thủ dâm và cả làm tình hẳn hoi.
Theo các nghiên cứu, những người dễ có hành vi sexsomnia là người có tiền sử về mộng du, lạm dụng rượu và M* t*y, vân vân. Sexsomnia còn có một lịch sử gây nhiều tranh cãi trong các tòa án, đã có nhiều trường hợp người phạm tội được tha bổng với lý do họ hành động trong lúc ngủ.
5. hội chứng rối loạn ăn uống về đêm.
Khá nhiều người có thói quen ăn nhẹ lúc đêm khuya, nhưng ở một số người, thì việc ăn khuya đã trở thành thói quen không thể kiểm soát. Các chuyên gia dinh dưỡng đã phải sử dụng thuật ngữ: Rối loạn ăn khuya, viết tắt là NES, còn các nhà nghiên cứu về giấc ngủ lâm sàng lại gọi nó là: Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ, viết tắt là SRED, để mô tả hành vi này. Nó xảy ra trong tình trạng thiếu hụt hoàn toàn sự nhận thức của bệnh nhân. SRED chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ trung niên, họ sẽ nạp vào cơ thể ồ ạt các loại thực phẩm giàu calori, như kẹo và đồ ngọt, khoai tây chiên, bánh quy hay các loại thức ăn béo khác.
Khi mắc bệnh SRED, bệnh nhân sẽ tăng cân, sợ ai đó chê mập và rất dễ bị bỏng hay bị thương do té ngã. Bà Shirley Koecheler, một bệnh nhân mắc bệnh này cho biết, bà thường tỉnh giấc và hay xé mút xốp nệm giường, hay vỏ hộp chocolate trong thùng rác để ăn. Sáng hôm sau, bà Koecheler hầu như chẳng còn nhớ gì đã xảy ra đêm qua. Khoa học vẫn đang thắc mắc rằng, liệu nó có phải là một hình thức rối loạn ăn uống hàng ngày, hay là một dạng bệnh mộng du nào đó? Một số loại Thu*c đã được đưa vào điều trị, nhưng mang lại những thành công giới hạn.
6. hội chứng người đẹp ngủ, tên khoa học Kleine – Levin.
hội chứng Kleine-Levin, viết tắt là KLS, hay
hội chứng người đẹp ngủ, là một dạng rối loạn thần kinh vô cùng hiếm gặp, bệnh thường diễn ra vào những năm niên thiếu. Các bệnh nhân đã đối mặt với một
giấc ngủ kỳ lạ kéo dài, làm thay đổi hành vi của họ. Bệnh KLS kéo dài vài ngày, hay thậm chí vài tháng, và chính vì thế, mà nó có biệt danh là:
hội chứng người đẹp ngủ, bởi hơn 70% các trường hợp mắc bệnh là nữ giới. Lúc bắt đầu, bệnh KLS có vẻ giống như bệnh cúm, bệnh nhân buồn ngủ và ngủ suốt ngày, họ chỉ dậy để ăn hoặc đi vệ sinh. Họ có thể ngủ suốt 23 tiếng mỗi ngày, xuất hiện những hành vi kỳ lạ, bao gồm thèm ăn, tính khí trẻ con và đôi khi còn có hành vi T*nh d*c khó kiểm soát. Khi tỉnh lại, bệnh nhân sẽ nhớ chút ít về những gì đã xảy ra, nhầm lẫn, mất phương hướng, họ cũng rất nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng. Ước tính có khoảng 1000 bệnh nhân KLS trên toàn thế giới, và vẫn chưa có Thu*c chữa bệnh này. Một tin vui cho bệnh KLS là, nó thường giảm tần số sau khoảng 8 đến 12 năm kể từ lần đầu mắc bệnh.
7. Không ngủ suốt 24 giờ.
Căn bệnh rối loạn giấc ngủ rất kỳ lạ, đó là
hội chứng thức đủ 24 tiếng đồng hồ, gọi tắt Non-24. Không giống như người bình thường, khi mà đồng hồ sinh học gắn với múi 24 giờ, thì bệnh nhân bị mắc Non-24 có nhịp sinh học dài hơn, thường là 25 hay 26 giờ cho một chu kỳ ngủ/thức. Việc thực hành ngủ/thức bị đảo lộn, khiến bệnh nhân không thể giữ lịch các hoạt động thường nhật như bình thường, chẳng hạn như đi học hay đi làm. Non-24 còn được gọi là
hội chứng rối loạn chạy tự do, viết tắt là FRD, kinh ngạc là nó xảy ra ở những người mù, không thể nhận biết ánh sáng/bóng đêm từ môi trường xung quanh. Ở bệnh nhân bị cận thị, hành vi giấc ngủ chạy tự do, thường được điều trị bằng sự kết hợp của liệu pháp ánh sáng và melatonin. Vì xã hội được xây dựng quanh chu kỳ 24 giờ, cho nên những tác động tiêu cực của Non-24, có thể làm trầm trọng thêm vào lúc tảng sáng hay khuya khoắt, có thể dẫn đến trầm cảm và suy nhược.
Nguyễn Thanh Hải.