Bài thuốc dân gian hôm nay

Nhung hươu, nai: ôn thận tráng dương, sinh tinh, bổ tuỷ

Lộc nhung là phần sừng non chưa cốt hóa (gạc), còn mang lông nhung, lấy từ loài hươu sao. Nhung hươu là một trong bốn dược liệu cao cấp: sâm, nhung, quế, phụ của y học cổ truyền.
Nhung hươu có nhiều chất vô cơ, hữu cơ, chất béo, acid amin, các men catalaza, peroxydaza, các chất hormon Sinh d*c nam và nữ (cholesterin, progestron, oestron và testosteron). Theo Đông y, nhung hươu vị ngọt, tính ôn; vào kinh thận, can, tâm và tâm bào lạc. Có tác dụng ôn thận tráng dương, sinh tinh, bổ tuỷ ích huyết. Dùng trong thận dương bất túc, tinh huyết hư, sợ lạnh, tay chân lạnh, đau lưng mỏi gối, liệt dương, tảo tiết, tiểu nhiều khó chủ động, da niêm mạc xanh tái, ù tai hoa mắt chóng mặt; nữ giới băng lậu đới hạ; trẻ em phát dục chậm, còi xương, chậm biết đi, chậm mọc răng; sợ lạnh nổi ban, vết thương mụn nhọt lâu lành, thiếu máu giảm bạch cầu, tiểu cầu. Liều dùng: Lộc nhung: 1- 4g, thường dùng làm Thu*c hoàn và Thu*c bột. Sau đây là một số cách dùng nhung hươu bổ thận tráng dương, dùng cho người thận dương suy nhược, liệt dương, đái són, váng đầu, ù tai, đau lưng.

Bài 1: lộc nhung sao với rượu, tán bột mịn. Mỗi lần uống 1 - 1,5g, chiêu bằng nước dâm dương hoắc (20g sắc lấy 1 bát nước). Trị liệt dương, đái són…

Bài 2: lộc nhung 1,5g, ô tặc cốt 20g, bạch thược 12g, đương quy 12g, tang ký sinh 12g, long cốt 12g, đảng sâm 12g, tang phiêu tiêu 12g. Các vị tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 - 8g, chiêu với rượu trắng hâm nóng. Trị di tinh, đái són.

Bài 3: lộc nhung 15g (thái nhỏ), sơn dược 30g (thái lát), 500ml rượu 35o. Ngâm trong 7 ngày. Uống trong 8 - 10 ngày. Dùng cho bệnh nhân liệt dương, di tinh tảo tiết, tiểu nhiều khó chủ động.

Bài 4: Thận dê hầm nhung hươu: lộc nhung 4g, thỏ ty tử 15g, tiểu hồi 9g, thận dê một đôi. Tất cả hầm nhừ, thêm gia vị thích hợp. Dùng cho người thận dương hư đau bại vùng thắt lưng, khi lao động gắng sức đau tăng.

Bài 5: Rượu mật ong nhung hươu: nhung hươu 15g, mật ong 100ml, rượu 250ml. Ngâm trong 12 ngày. Uống trong 10 - 15 ngày (ngày 10ml). Dùng cho những người sợ lạnh, lạnh tay chân, liệt dương, di tinh, thiếu máu (chóng mặt xây xẩm), đau lưng mỏi gối.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhung-huou-nai-on-than-trang-duong-sinh-tinh-bo-tuy-n113430.html)
Từ khóa: nhung huou

Chủ đề liên quan:

nhung huou nhung hươu

Tin cùng nội dung

  • Lộc nhung là sừng non chưa bị xương hóa và mọc lông nhung dày đặc của con đực loài hươu sao hoặc hươu ngựa.
  • Hươu sao được nuôi nhiều trong các gia đình, nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh... đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Từ năm thứ hai trở đi, hươu sao đực bắt đầu cho cặp nhung, một vị Thu*c quý, xếp vào hàng thứ hai sau nhân sâm.
  • Nhung hươu được y học cổ truyền xếp vào một trong bốn thứ “thượng dược”, đó là sâm, nhung, quế, phụ.
  • (SucKhoeDoiSong.vn) - Vợ chồng nào cũng mong chờ tình yêu của mình “đơm hoa, kết trái” nhưng nhiều cặp đôi hiếm muộn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Để có nhung tươi, người ta cưa nhung thật nhanh và nhẹ nhàng, tránh làm con hượu sợ hãi, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nhung.
  • Theo Đông y, hươu vốn dương khí mạnh không tiết ra ở bộ phận Sinh d*c nên phải mọc sừng để báo hiệu dương khí của nó đã vượng phải thoát ra.
  • Nhiều cha mẹ có con chậm tăng cân, còi cọc cho ăn thật nhiều thịt, cá, phô mai, sữa đắt tiền, thậm chí còn tìm đủ thứ đắt tiền, quý hiếm như yến sào, nhung hươu, sữa ong chúa... tẩm bổ cho con.
  • Trong y học cổ truyền, nhung hươu có tên Thu*c là lộc nhung, có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng...
  • Tôi nghe nói nhung hươu rất bổ, nhất là giúp nam giới tăng cường sinh lực, không biết có đúng không. Xin bác sĩ tư vấn giúp.
  • Nhung hươu - lộc nhung, có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng trợ dương, ích khí, cường tinh, yếu S*nh l*, liệt dương, di tinh, đau lưng, mồ hôi trộm...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY