Ở những bệnh nhân trên 60 tuổi, uống aspirin hàng ngày không ngăn chặn được cơn đau tim hoặc đột quỵ đầu tiên
Người ta ước tính, hiện cứ 3 năm rưỡi là các kiến thức y học của thế giới tăng gấp đôi và đến năm 2020, tốc độ này sẽ rút ngắn chỉ còn 73 ngày. Với sự bùng nổ thông tin, con người luôn được tiếp cận với các
liệu pháp mới để điều trị bệnh. Nhưng quan trọng không kém, mọi người cũng nên cập nhật để biết biện pháp nào nên ngừng áp dụng vì đơn giản không hiệu quả như mong đợi.
Thu*c giảm đau cho đau lưng
Đau lưng là một trong những lý do phổ biến nhất khi người ta tìm đến các phòng khám và cũng là một trong những căn bệnh phức tạp nhất trong việc kiểm soát tạm thời và lâu dài. Chúng ta thường nghĩ rằng Thu*c giảm đau như acetaminophen là
liệu pháp giảm đau nhanh nhất khi vùng thắt lưng đau nhức dữ dội nhưng dữ liệu gần đây cho thấy, ở một số người, loại Thu*c giảm đau này hoạt động không tốt hơn so với giả dược. Nguyên nhân là những năm gần đây, các nhà khoa học hiểu rõ hơn đau lưng phần nhiều là do viêm. Với đau lưng cấp tính, bệnh nhân nên sử dụng các loại Thu*c giảm viêm như ibuprofen và naproxen, kết hợp với một số biện pháp trị liệu khác như chườm nóng-lạnh xen kẽ, châm cứu…
Muối là kẻ thù cần tránh
Điều này không hoàn toàn đúng nữa. Mọi người được khuyên cần cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn uống vì con người rất dễ “nghiện” ăn mặn gây hại cho sức khỏe nhưng có thống kê, người trên 51 tuổi trở lên tiêu thụ lên đến 2.300 mg mỗi ngày không liên quan đến bệnh tim hay tỷ lệ Tu vong cao. Thực tế hiện nay đường mới là kẻ thù của chúng ta. Một nghiên cứu gần đây được công bố cho thấy đường, không phải muối, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp liên quan đến thực phẩm chế biến. Vẫn có một số lý do để nên ăn nhạt nếu là người có thận kém nhưng điều đó không có nghĩa là cấm hoàn toàn muối, đồng thời nên cảnh giác với lượng đường tiêu thụ.
Selen và vitamin E đối với ung thư tuyến tiền liệt
Trước năm 2008, nhiều tài liệu y học cho rằng, đây là nguyên tố vi lượng và vitamin có tác dụng tích cực trong ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, vào năm 2008, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng selen và vitamin E, dùng một mình hoặc kết hợp trung bình trong 5,5 năm nhưng không có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư này. Năm 2011, dữ liệu thử nghiệm được cập nhật cho thấy, nam giới dùng vitamin E tăng 17% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt so với những người dùng giả dược. Tương tự, năm 2014, một phân tích cho thấy, đàn ông bổ sung selenium liều cao tăng gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc công khai các thông tin thử nghiệm y học mới.
Một viên aspirin mỗi ngày
Quan niệm này có phần đúng nhưng tùy từng người. Aspirin có lợi cho những người đã có bệnh tim nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy, ở những bệnh nhân trên 60 tuổi, uống aspirin hàng ngày không ngăn chặn được cơn đau tim hoặc đột quỵ đầu tiên. Vấn đề ở đây là tất cả các loại Thu*c đều có tác dụng phụ, riêng aspirin có thể gây chảy máu ở những nơi mà có thể rất có hại như não hoặc dạ dày.
Thực phẩm giàu cholesterol dẫn đến đau tim
Nhiều năm nay, mọi người vẫn cho rằng nếu cholesterol trong máu cao, phải kiêng trứng và thịt xông khói. Có người còn tin rằng ăn một quả trứng - đặc biệt là lòng đỏ - là đặt một bước gần hơn tới cơn đau tim. Mới đây, cơ quan y tế Mỹ đưa ra khuyến cáo với nguy cơ đau tim, cholesterol, gene di truyền đóng góp một phần nhưng thủ phạm thực sự lại là chất béo bão hòa.
Theo An ninh Thủ đô/Huffington Post