Không phải loại củ quả nào đều có thể ăn được vỏ. Nếu cứ duy trì thói quen tùy tiện ăn vỏ của một số loại củ quả sau sẽ gây hại cho sức khỏe.
Dưới đây là một số loại củ, quả bạn không nên ăn cả vỏ để phòng tránh ngộ độc.
Khoai lang:
Ảnh mimh họa.
Trong vỏ khoai lang có một hàm lượng chất kiềm nhất định, vì thế, nếu ăn nhiều dễ dẫn đếnrối loạndạ dày hoặc rối loạn chức năng gan.
Triệu chứng khi bị ngộ độc vỏ khoai lang:Chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy hoặc sốt cao. Nếu xuất hiện cáctriệu chứngnày, nên tìm cáchđểnôn thức ăn ra và đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
Khoai tây
Trong vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids, nếu tích trữ trong cơ thể một số lượng nhất định sẽ khiến cơ thể trúng độc. Vì độc tố phát tác chậm, biểu hiện không rõ ràng nên thường bị xem nhẹ. Khi tiêu hóa hai món khoai tây chiên, thịt bò nướng thì dạ dày tiết ra nồng độ axit khác nhau, dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian cứ trú của thực phẩm trong dạ dày, kéo dài thời gian hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
Cà chua
Khi xanh axit tannic chủ yếu tập trung trong phần ruột cà chua. Tuy nhiên, khi chín loại axit này lại dồn chủ yếu về phần vỏ. Sau khi vào cơ thể, axit tannic phản ứng mạnh với protein trong các thực phẩm khác tạo chất kết tủa, gây các chứng: tức bụng, trướng bụng, giảm cảm giác thèm ăn… Hơn nữa, vỏ cà chua không thể tiêu hóa được, do đó, trước khi chế biến nên bóc bỏ toàn bộ vỏ cà chua.
Quả hồng
Trái hồng còn xanh có lượng axit tannic tập trung trong thịt quả. Khi chín, chất này đẩy ra phía vỏ quả. Nếu ăn cả vỏ của quả hồng, axit tannic sẽ phản ứng hóa học với protein trong thực phẩm tạo kết tủa trong dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí táo bón.
Củ mã thầy
Mùa hè, củ mã thầy là món ăn giải nhiệt được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, khi ăn cần gọt sạch vỏ, vì vỏcủ mã thầy có rất nhiều vi khuẩn khiến người ăn phát sinh các bệnh đường ruột.
Chú ý, trước khi gọt vỏ nênrửa củ mã thầy thật sạch. Sau khi gọt xong, rửa lại bằng nước đun sôi để nguội.
Đậu ván
Thành phần độc tố trong đậu ván là hợp chất saponin và chất ức chế trypsin (trypsin inhibitor). Những chất độc này sau khi bảo quản ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh thì độc tính của nó càng rõ rệt hơn, cao hơn. Khi xào nấu chưa chín hẳn (màu sắc vẫn xanh) ăn vào chắc chắn sẽ trúng độc. Sau khi ăn khoảng 1 – 4 giờ đồng hồ, sẽ có triệu chứng hoa mắt, váng đầu, lợm giọng, nôn ói, sau đó đau quặn bụng và tiêu chảy. Trước khi nấu bạn nên luộc chín vớt cái đổ nước, đem tráng qua nước lã xong mới dùng để xào nấu, sẽ không trúng độc.
Theo Nguyễn Thảo/VietQ
Link bài gốc Lấy link
http://vietq.vn/nhung-loai-cu-qua-khong-an-duoc-vo-d103036.htmlTheo Nguyễn Thảo/VietQ
Chủ đề liên quan:
ẩm thực các củ quả không nên ăn vỏ các trái cây không ăn vỏ hoa quả ăn được vỏ hoa quả không ăn vỏ hoa quả ngon trái cây ngon