Ẩm thực hôm nay

Ẩm thực trị chứng mất ngủ

Đối với bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài do áp lực công việc, căng thẳng thần kinh sau stress, suy nhược thần kinh thì sau khi loại bỏ các nguyên nhân gây mất ngủ, biện pháp tốt nhất là dùng ẩm thực liệu pháp để điều chỉnh.
Các biện pháp điều trị chứng mất ngủ của y học cổ truyền bao gồm dược pháp, ẩm thực liệu pháp và phương pháp không dùng Thu*c như châm cứu, tâm lý liệu pháp, dưỡng sinh, xoa bóp huyệt...

Ẩm thực liệu pháp điều trị chứng mất ngủ

Đối với bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài do áp lực công việc, căng thẳng thần kinh sau stress, suy nhược thần kinh thì sau khi loại bỏ các nguyên nhân gây mất ngủ, biện pháp tốt nhất là dùng ẩm thực liệu pháp để điều chỉnh.

- Canh tim lợn: tim lợn 1 cái, bổ đôi rửa sạch cho vào nồi đun cùng với toan táo nhân 15g, phục linh 15g, viễn chí 5g. Đun to lửa cho đến khi sôi, vớt bỏ bọt rồi vặn nhỏ lửa đun cho tới khi chín là dùng được. Có tác dụng: bổ huyết, dưỡng tâm, ích can, định thần, điều trị chứng tâm can huyết hư dẫn đến tâm quý, không yên, mất ngủ, ngủ mê nhiều, trí nhớ giảm sút...

- Canh long nhãn, liên tử: long nhãn 20 g, liên tử 30g, bột ngó sen 50g. Rửa sạch liên tử đun chín rồi thêm long nhãn đun nhỏ lửa cho tới khi liên tử chín nhuyễn thì cho bột ngó sen đã hòa với nước lạnh vào quấy đều cho tới sôi là được. Tác dụng: dưỡng tâm, kiện tỳ, ích khí huyết, an thần. Thích hợp với những bệnh nhân tâm tỳ hư, suy nhược thần kinh, ngày dùng 2 lần sáng, chiều.

- Cơm canh thiên ma: thiên ma 5g, thịt gà 25g, măng tây, cà rốt 50g, nấm hương, khoai sọ vừa đủ, gia vị. Ngâm thiên ma khoảng 1 giờ cho mềm, thái nhỏ ninh nhừ, thêm thịt gà băm nhỏ, cà rốt, măng tây, nấm hương, khoai sọ thái con chì cho vào ninh chín thêm gia vị vừa đủ vào là được, ăn cùng cơm ngày 1 lần; có tác dụng: kiện não, cường thân, trấn kinh, an thần, phù hợp với các chứng hay đau đầu, hoa mắt, ngủ ít, hay mê, hay quên.

- Chè ngó sen: có tác dụng dưỡng tâm, an thần.

- Trà hoa hồng: tác dụng giải uất.

- Trà long nhãn, bách hợp: có tác dụng an thần, trấn kinh.

- Trà tam thất: hoa tam thất pha trà uống có tác dụng trấn kinh, an thần phù hợp với bệnh nhân tăng huyết áp gây đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, đặc biệt ở phụ nữ tiền mãn kinh.

- Trà tây dương sâm, linh chi: linh chi 15g, tây dương sâm 3g pha trà uống

- Long nhãn, táo nhân mỗi thứ 10g, ngũ vị tử 5g, đại táo 10 quả sắc lấy nước uống

- Lộc giác phiến 1g, tây dương sâm 3g, ngũ vị tử 5g sắc nước uống

- Ngũ vị tử, linh chi 10g, tây dương sâm 5g, đại táo 5 quả sắc nước uống

- Ngũ vị tử 10g, long nhãn 10g, hợp hoan bì 5g, toan táo nhân 5g sắc nước uống

- Long nhãn 200g, đào nhân 100g, tây dương sâm 10g, đại táo nhục 200g, mật ong 10g. Sắc đặc nấu cao, mỗi ngày dùng 1 đến 2 thìa canh

- Bách hợp 30g, long nhãn 15g, tây dương sâm 5g, đại táo 10 quả; sắc nước uống ngày 2 lần

- Liên tử 50g, bách hợp 10g, toan táo nhân 5g, sắc nước uống

- Long nhãn 30g, liên tử 50g, thịt nạc 200g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn

Một số bài Thu*c kinh nghiệm (Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ) - Hoàng liên 10g, sinh bạch thược 20g, trứng tươi bỏ lòng trắng 2 quả, a giao 50g. Rửa sạch hoàng liên, sinh bạch thược đun cô đặc còn 150 ml nước, bỏ bã; cho a giao đun cách thủy cho tan ra, rồi hòa vào dung dịch hoàng liên, bạch thược, đun sôi hòa tan 2 lòng đỏ trứng, sôi một lúc là được. Trước khi ngủ ăn 1 lần, lượng vừa phải, có tác dụng: thông tâm thận, điều trị chứng mất ngủ do tâm thận bất giao.

- Toan táo nhân 75g, nhũ hương 30g, mật ong 60ml, ngưu hoàng 0,5g; gạo 50g, chu sa 15g; tất cả tán bột mịn, thêm 5ml rượu hòa với mật ong làm hoàn. Mỗi lần uống 15g; có tác dụng thực đởm, an thần phù hợp với chứng đởm hư mất ngủ.

- Phục thần 10g, sơn tra 10g, phục linh 12g, bán hạ 10 g, trần bì 6g, lai phụ tử 15g, liên kiều 6g, đun pha nước uống sau ăn trưa, ăn tối có tác dụng kiện tỳ hòa vị, hóa trệ tiêu tích phù hợp với bệnh nhân mất ngủ do vị khí bất hòa.

- Đảng sâm 12g, hoàng kỳ 15g, bạch truật, phục thần, toan táo nhân 10g, nhục quế 12g, mộc hương 8g, cam thảo 6, đương quy 10g, viễn chí 6g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả, sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần; có tác dụng bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần điều trị chứng mất ngủ do tâm tỳ hư.

TS.BS. Nguyễn Thị Tâm Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-am-thuc-tri-chung-mat-ngu-20819.html)

Tin cùng nội dung

  • Trang mạng của tạp chí sức khỏe Prevention (Mỹ) gần đây đưa ra lịch trình giờ giấc để những người bị chứng mất ngủ có thể cải thiện sức khỏe do thiếu ngủ.
  • Thông thường một ngày cần 8 tiếng nghỉ ngơi giúp khôi phục hoặt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi. Ít ngủ sẽ là “kẻ thù” số 1 dẫn tới sự suy giảm hoạt động của não bộ
  • Trong đời sống, sen có nhiều lợi ích thiết thực, các bộ phận của cây này vừa được dùng để làm thức ăn bổ dưỡng, vừa được dùng để làm Thu*c.
  • Bệnh suy nhược thần kinh - còn gọi là tâm căn suy nhược được xác định là do căn nguyên tâm lý (chấn thương tinh thần, stress...) gây nên.
  • (Mangyte) - Dạo này em không biết mình bị gì mà cứ mất ngủ hoài, trung bình mỗi ngày em ngủ được có 5 tiếng.
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY