Khoa học hôm nay

Những loài động vật mang ngoại hình na ná nhau nhưng hóa ra không hề liên quan

Chúng chỉ giống nhau về khía cạnh họ hàng, chứ cơ bản là không liên quan gì tới nhau hết.

Thiên nhiên luôn là thứ gì đó thật bí ẩn và hấp dẫn với loài người. Chắc chắn bạn sẽ khó nhận ra sự khác biệt giữa loài lạc đà thường với lạc đà đơn bướu.

Dưới đây là loạt danh sách những loài động vật có ngoại hình trông y hệt "sinh đôi cùng nhà", nhưng hóa ra chúng chỉ giống nhau về khía cạnh họ hàng, chứ cơ bản là không liên quan gì tới nhau hết trơn.

1. Lạc đà và lạc đà đơn bướu

Lạc đà đơn bướu.

Lạc đà thường.

Hầu hết mọi người đều không nhận ra điểm khác nhau vì chúng đều cùng thuộc họ Lạc đà, thậm chí sẽ có người thắc mắc rằng "Lại còn có lạc đà đơn bướu cơ à?". Lạc đà thường sẽ có 2 bướu trên lưng, trong khi đó lạc đà đơn bướu chỉ có một bướu. Nghe thì đơn giản là vậy, thế nhưng hai loài này thực chất là 2 loài khác nhau.

2. Lạc đà Llama và lạc đà Alpaca

Lạc đà Llama.

Lạc đà Alpaca.

Loài này cũng thuộc chi Lạc đà và có ngoại hình giống nhau tới mức ai cũng nghĩ là "sinh đôi cùng trứng".

Nhưng vẫn có sự khác biệt giữa Alpacas và Llamas: Llama lớn hơn Alpaca, chúng có khuôn mặt và tai dài hơn. Hơn nữa, trong khi Llama có ngoại hình mũm mĩm thì Alpaca lại có bộ lông tơ mềm mại và có thể được sử dụng để sản xuất quần áo. Điểm chung cuối cùng là cả 2 loài đều vô cùng hiền lành và nhút nhát.

3. Cừu và dê

Chú dê đang nhởn nhơ trên đồng cỏ.

Một chú cừu thích thú trước máy ảnh.

Rất may rằng tới đây, danh sách họ nhà Lạc đà đã không còn chiếm sự chú ý quá nhiều nữa. Tùy thuộc vào giống cừu hoặc dê, ngoại hình của chúng có thể khác nhau. Sự khác biệt về hình thể bao gồm râu của dê và môi trên của cừu. Ngoài ra, đuôi cừu rủ xuống, trong khi đuôi dê thì dựng lên.

Nếu cừu có sừng, chúng thường có hình tròn và hình xoắn ốc. Trong khi sừng dê hình bầu dục và dẹt, tùy thuộc vào các giống khác nhau.

3. Bạch tuộc và mực ống

Bạch tuộc.

Mực ống.

Loài này cũng không có gì phức tạp để khai thác, nên thông tin cũng ngắn gọn thôi. Điểm khác nhau: Bạch tuộc có 4 cặp cánh tay, trong kh mực có 8 xúc tu và 2 chi được coi là cánh tay.

Điểm chung: Đều sống dưới nước và đã vào chảo thì ngon hết xảy.

4. Vịt và ngỗng

Vịt.

Ngỗng.

Hai loài vật này thực chất giống nhau đến lạ, vậy nên nếu muốn nói về sự khác biệt của chúng, chúng ta phải bàn về kích cỡ: Ngỗng lớn hơn và có cổ dài hơn vịt. Mỏ của ngỗng lớn hơn, cao hơn và ít bằng phẳng hơn. Chúng được trang bị một loại "móng vuốt" ở cuối mỏ. Cấu trúc này cho phép ngỗng dễ dàng nhổ những ngọn cỏ từ mặt đất.

5. Kiến và mối

Kiến.

Mối.

Thật khó để có thể chỉ ra sự khác biệt giữa kiến và mối: Một kẻ luôn nhăm nhe nẫng những thứ ngọt ngào từ bạn, một kẻ thì chỉ chực chờ tấn công đồ nội thất bằng gỗ. Chúng luôn đi cùng bầy đàn đông đảo và khiến bạn phải hoảng sợ vì số lượng của chúng.

Bạn sẽ có thể xác định bằng cách nhìn kỹ vào vòng eo và râu của chúng. Mối có vòng eo dày và râu thẳng, trong khi kiến có vòng eo lỏng hơn và râu xoắn. Nhưng dù gì, trừ khi bạn phải rất yêu côn trùng, thì mới có thể chịu đựng được cả 2 loài này cùng tồn tại trong nhà mình một lúc.

6. Cóc và ếch

Ếch.

Cóc.

Thực tế, phân biêt được chúng cũng không quá khó khăn: Ếch nhỏ hơn và có làn da mịn màng hơn. Mặt khác, cóc thường có làn da xù xì và có đôi chân ngắn hơn ếch. Hơn nữa, một vài bộ phận trên cơ thể cóc có chứa độc tố dễ khiến con người bị ngộ độc nếu tiêu thụ chúng qua đường tiêu hóa.

7. Khỉ và tinh tinh

Khỉ.

Tinh tinh.

Ơ thế hóa ra khỉ với tinh tinh không phải là một ư? Câu trả lời là không, chúng hoàn toàn khác nhau. Tuy cùng bộ Linh trưởng nhưng khỉ có ngoại hình nhỏ hơn và nhiều lông hơn. Trong khi đó, tinh tinh không có đuôi, chúng sở hữu ngón chân ngắn hơn và gót chân rộng hơn giúp chúng di chuyển dễ dàng. Tinh tinh có thể cầm nắm đồ vật trong khi đứng ở tư thế thẳng đứng.

8. Tắc kè và cự đà

Tắc kè.

Cự đà.

Mắt của tắc kè có những quầng thâm tối, mí mắt trên và dưới kết hợp với nhau theo cách mà con người thường gọi là "đôi mắt trố lồi". Cự đà thì lại có đôi mắt trông giống như bình thường.

9. Macmot châu Mỹ và Cầy thảo nguyên

Macmot Châu Mỹ.

Cầy thảo nguyên.

Hai con mập này khác nhau à? Chắc chắn rồi, nguồn gốc từ Chi họ nhà sóc khiến con người khó có thể phân biệt nổi hai loài này. Điểm khác nhau duy nhất là Cầy thảo nguyên nhỏ hơn và có chân ngắn hơn Macmot châu Mỹ.

10. Bọ rùa và bọ xít lửa

Bọ xít lửa.

Bọ rùa.

Như bạn có thể thấy, bọ xít lửa có thân hình thon hơn. Chúng sở hữu bộ râu dài và đôi chân nổi bật . Còn bọ rùa có những đốm tròn trên đôi cánh, nhưng về cơ bản là có bộ chi ngắn hơn bọ xít lừa.

11. Cáo và Chó rừng lưng đen

Chó rừng lưng đen.

Cáo.

Cách dễ nhất để phân biệt là hãy chú ý đến màu lông của chúng. Chỉ có chó rừng lưng đen mới có đốm đen và trắng lớn trên lưng, thứ mà chẳng loài cáo nào có được.

(Nguồn: BrightSide)

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/nhung-loai-dong-vat-mang-ngoai-hinh-na-na-nhau-nhung-hoa-ra-khong-he-lien-quan-20200727100334783.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY