Khoa học hôm nay

Clip: Hổ khiếp vía trước sự hung dữ của gấu

Được mệnh danh là thủ lĩnh của rừng xanh, hổ vẫn phải cúi đầu trước loài động vật này.

Hổ (hay cọp, hùm...) là một loài động vật có vú thuộc họ mèo được xếp vào một trong năm loài "mèo lớn" thuộc chi panthera, tiến hóa từ khoảng 4 triệu năm trước, được đại diện bởi panthera blytheae - giống loài khi ấy đóng vai trò như nhánh đầu tiên của dạng động vật ăn thịt mới.

Danh hiệu “chúa sơn lâm” luôn dành cho hổ do loài thú này có sức mạnh tuyệt đối và phải chăng bắt nguồn từ việc chúng luôn ở những vị trí cao, thích sống ở những vùng cao. Mặc dù hổ sống ở nhiều sinh cảnh khác nhau nhưng thích hợp nhất là rừng thứ sinh, rừng ven bãi cỏ, rừng thường xanh đất thấp nhiệt đới, rừng gió mùa, rừng gai khô, rừng cây sồi và bạch dương, rừng cỏ cao và đầm lầy ngập mặn.

Ảnh cắt từ video.


Hổ là loài có cơ thể lớn nhất trong thú họ mèo và là loài thú ăn thịt lớn thứ ba sau gấu nâu và gấu bắc cực. đây cũng là loài bơi giỏi và không sợ nước, có thể bơi 29 km trong một ngày và có thể vừa bơi vừa tấn công người hoặc các loài động vật khác. trên cạn, hổ chỉ xếp sau báo gấm khi tốc độ chạy đạt 65 km/h. đặc biệt, hổ là loài thú có hàm răng lớn với răng nanh của cá thể trưởng thành dài 9 cm. đây cũng là loài ăn khoẻ nhất với 29 kg thịt hằng ngày cho một cá thể hổ có kích thước trung bình. ngược lại, do ăn khỏe nên hổ có thể nhịn đói 3 ngày.

Sau khi trưởng thành, hổ có kích thước cơ thể lớn hơn hầu hết các loài động vật ăn thịt trên cạn, và chúng cũng là loài "trời sinh" với đủ loại vũ khí có thể dùng để chiến đấu.

Mặc dù lực cắn đơn vị của hổ không phải là lớn nhất trong họ mèo, nhưng lực cắn răng nanh của hổ là lớn nhất trong họ mèo. Những chiếc răng của hổ dài và nhọn hơn, gây ra vết thương nghiêm trọng hơn cho bất cứ sinh vật nào.

Theo quan điểm tập quán, hổ là loài ăn thịt, chúng sống bằng cách săn mồi và ăn thịt hàng ngày. Kỹ năng đi săn của chúng từ lâu đã được rèn luyện trong quá trình tiến hóa lâu dài của loài, chúng có những phương pháp săn bắt con mồi khác nhau, và thường sử dụng chúng một đòn chí mạng để hạ gục con mồi.


Hung dữ là thế, nhưng mà không phải lúc hổ cũng là loài động vật có thể chủ động lấn át những loài khác. bản chất là một loài mạnh mẽ, trong môi trường sống của nó, nếu có loài vật nào có thể gọi là đối thủ của hổ, chỉ có thể là gấu, giống như đoạn clip dưới đây.

Loài sinh vật trong đoạn clip là gấu ngựa, hay còn được biết đến với tên gọi gấu đen châu Á, thường sống ở những khu vực có độ 3.000 m so với mực nước biển. Chúng cũng là loài giỏi leo trèo cho nên việc kiếm thức ăn với chúng khá dễ dàng. Một con gấu ngựa đực trưởng thành nặng từ 100-120 kg; gấu cái nhỏ hơn: chừng 70-90 kg. Chiều dài toàn thân từ 1,5-2 m, gần như một con ngựa.

Gấu ngựa được cho là loài thú khá hung dữ, chúng hoàn toàn có thể tấn công con người một cách trực diện. Vậy nên, trước mặt một con hổ, nó không hề nao núng mà chủ động đe dọa tấn công. Sự hung hãn của con gấu đã chiến thắng hoàn toàn chú hổ. Con vật chỉ còn dám co rúm, nằm sợ hãi và cầu mong cho nỗi sợ hãi sẽ chóng qua đi.

1

Theo Đầu tư chứng khoán

Link bài gốc Lấy link

https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/loai-dong-vat-duy-nhat-khien-chua-son-lam-phai-khiep-so-post333980.html

Theo Đầu tư chứng khoán

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/video/clip-ho-khiep-via-truoc-su-hung-du-cua-gau/20240425021757581)

Chủ đề liên quan:

động vật hung dữ săn mồi sư tử video

Tin cùng nội dung

  • Tháng 8 này chuyện tình yêu, sức khoẻ, công việc của bạn sẽ có nhiều điều thú vị kể cả bạn đang độc thân hay đã có người yêu đấy nhé.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY