Dáng đẹp hôm nay

Những loại rau nhúng vào nồi lẩu chẳng khác chất độc

Không phải loại rau nào cũng thích hợp dùng để ăn lẩu bởi chúng có thể sinh ra những chất gây hại cho sức khỏe.

Cà chua và khoai lang, khoai tây không nấu cùng lẩu hải sản

Cà chua và khoai lang chứa nhiều vitamin C, không nên kết hợp với hải sản. Vì asen pentavenlent có trong hải sản gặp vitamin C sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi

Rau mùng tơi "kỵ" với lẩu bò. Kết hợp hai thứ này với nhau sẽ khiến người ăn dễ bị đâu bụng, nhẹ thì đầy bụng khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón.

Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm

Giấm chứa nhiều axit, khi kết hợp cùng thịt dê sẽ phá hủy những thành phần dinh dưỡng quý giá của loại thịt này.

Theo Đông y, không nên ăn thịt gà với rau kinh giới. Bởi hai thứ này ăn chung sẽ gây ra chóng mặt, ù tai, run rẩy toàn thân hoặc ngứa ngày vùng đầu não.

Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang

Cua ăn chung với cần tây sẽ làm ảnh hưởng tới sự hấp thụ protein của cơ thể. Còn khoai lang kết hợp với cua dễ gây ra sỏi thận.

Một số loại rau lành tính có thể sử dụng để ăn lẩu

Lẩu gà nên ăn kém với ngải cứu, rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, nấm... Sự kết hợp này tạo thành một bài Thu*c tốt cho sức khỏe.

Lẩu riêu nên ăn kèm với rau chuối, hoa chuối, rau muống và một số loại rau sống khác.

Lẩu vịt có thể ăn kèm rau muống và rau ngổ.

Ốc có tính hàn, do đó khi ăn lẩu cần kết hợp với những loại rau có khả năng trung hòa, tránh bị lạnh bụng như tía tô.

Lẩu bò nên dùng kèm các loại rau cần, rau cải (cải cúc, cải ngọt, cải thảo,…), hành tây, khoai môn, nấm.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo.

Theo Khoevadep

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/nhung-loai-rau-nhung-vao-noi-lau-chang-khac-chat-doc-4069451-l.html)

Tin cùng nội dung

  • Không thích ăn gì ngoài tóc của mình, với cái đầu trọc lóc, Jasmine Beever đã khiến gia đình bàng hoàng, sửng sốt.
  • Thực tế, lẩu là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều người. Rau là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi nồi lẩu. Tuy nhiên có những loại rau dễ gây độc khi dùng ăn lẩu.
  • Bạn đã lường trước mọi khó khăn sắp đến, bằng cách trữ nước, thực phẩm đóng hộp, vũ khí, phòng trường hợp khẩn cấp.
  • Mùa hè thời tiết oi nóng, nhiệt độ lên, những cơn mồ hôi vã ra như tắm dễ làm cơ thể kiệt sức và chán ăn. Theo TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia: rau, củ, quả sẽ là thực phẩm bù nước, bổ sung muối khoáng và vitamin vô cùng hữu ích.
  • Mùa hè đang tới, thời tiết oi nóng, nhiệt độ lên, những cơn mồ hôi vã ra như tắm dễ làm cơ thể kiệt sức và chán ăn. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sang - Viện Dinh dưỡng Quốc gia: rau, củ, quả sẽ là thực phẩm bù nước, bổ sung muối khoáng và vitamin vô cùng hữu ích.
  • Mùa hè đang tới, thời tiết oi nóng, nhiệt độ lên, những cơn mồ hôi vã ra như tắm dễ làm cơ thể kiệt sức và chán ăn. Theo TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia: rau, củ, quả sẽ là thực phẩm bù nước, bổ sung muối khoáng và vitamin vô cùng hữu ích.
  • Mùa hè oi bức, khiến nhiều người chán ngấy với các loại đồ chiên, đồ xào, họ tìm đến các loại rau quả khoái khẩu, để bổ sung năng lượng. Nhưng không phải loại rau nào cũng nên ăn nhiều vào mùa hè.
  • SKĐS-Rau là thứ không thể thiếu trong nồi lẩu. Nhưng không phải loại rau nào cũng an toàn khi ăn lẩu, ăn sống. Dưới đây là một số thông tin tham khảo cho bạn đọc.
  • Mùa hè đang tới, thời tiết oi nóng, nhiệt độ lên, những cơn mồ hôi vã ra như tắm dễ làm cơ thể kiệt sức và chán ăn. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sang - Viện Dinh dưỡng Quốc gia: rau, củ, quả sẽ là thực phẩm bù nước, bổ sung muối khoáng và vitamin vô cùng hữu ích.
  • Chúng ta thường nhận được lời khuyên nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng chủ yếu là rau quả để tránh béo phì.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY