Ngày nay, chuyện leo lên một chuyến bay để đi du lịch đó đây không còn xa lạ với nhiều người. Các tín đồ thường xuyên vi vu khắp nơi bằng loại phương tiện này chắc hẳn đã quá quen thuộc với những câu hỏi đại loại như "bộ có cả mỏ vàng bên người hay sao mà đi dữ vậy?". Tuy vậy, không ít trong số đó áp dụng loạt chiêu thức để đặt được hơn bình thường đấy!
Trước khi đặt vé, hãy kiểm tra thử xem nó có được bán rẻ hơn trên website của một đất nước nào khác hay không. Bạn có thể tìm thấy giá vé rẻ hơn cho cùng một khoang và cùng một chuyến bay nếu thanh toán bằng đơn vị tiền tệ yếu hơn đồng đô la hay euro. Trong trường hợp này, bật VPN sẽ giúp bạn giấu đi danh tính chỗ ở của mình để tha hồ book vé.
Khi đến bước thanh toán, phần lớn mọi người sẽ nhấn vào lựa chọn đầu tiên mà không để ý tới phí dịch vụ. Thông thường, thủ tục chuyển khoản luôn rẻ hơn so với khi thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Trên thực tế, khoảng thời gian đặt vé hoàn hảo nhất chính là từ 6 – 8 tuần trước khi bay. Mua vé từ sớm hơn (khoảng 5 tháng trước khi bay) thì vé cũng đắt hơn. Và trong hầu hết các trường hợp, hãng hàng không cũng hay tăng giá vé lên cao nếu bạn mua gần sát ngày bay.
Rõ ràng bạn không thể thay đổi ngày bay đã được sắp xếp từ trước trong những dịp lễ hay các sự kiện lớn nơi bạn đến. Tuy nhiên nếu có thể, hãy bay vào giữa tuần thay vì cuối tuần nếu muốn có được giá vé rẻ hơn. Đây cũng là điều mà các tín đồ du lịch thường truyền tai nhau nhiều nhất đấy!
Những chuyến bay cất cánh vào sáng sớm hoặc tối muộn thường có giá rẻ hơn so với những giờ cao điểm khác trong ngày, vì rõ ràng chẳng ai thích bị đánh thức vào sáng sớm hay phải đặt báo thức để ra sân bay vào cái giờ mà đáng lẽ mình đang nằm trên giường ngủ.
Giả sử bạn muốn bay đến thủ đô Amsterdam (Hà Lan) nhưng giá vé lại "đắt cắt cổ". Hãy thử mở bản đồ đường bay và khám phá xem mình có thể đáp cánh ở một sân bay nào khác gần đó với bán kính tối đa 3 giờ xe chạy không? Lúc đó, bạn có thể bắt một chuyến xe buýt hoặc tàu hoả và đi đến Amsterdam, trên đường đi vừa có thể ngắm nhìn cảnh đẹp nữa chứ!
Các thành phố hay thủ đô lớn đều có nhiều sân bay, và bạn đừng chọn những sân bay quá nổi tiếng hay luôn tấp nập người ghé đến nhé. Thay vào đó, hãy tìm một sân bay khác gần đó và check xem giá vé có tốt hơn không. Ví dụ nếu đi du lịch Anh, hãy bay đến sân bay London Luton thay vì Heathrow nhé!
Vì vài lý do nào đó mà luôn tồn tại một chuyến bay từ điểm A đến điểm B đắt hơn chuyến bay từ điểm A đến điểm C trong đó điểm B là điểm dừng (quá cảnh). Trong trường hợp đó, hãy đặt chiếc vé ấy và xuống máy bay ở điểm B, hay còn gọi là "hidden city" (thành phố ẩn) trong thuật ngữ của hội cuồng săn vé máy bay giá rẻ.
Khi bay qua một số quốc gia hay những không phận nhất định, vé có thể sẽ đắt hơn trong trường hợp hãng hàng không của nước này bị cấm bay qua vùng đó. Khi đó, nó sẽ bay đường vòng và hành khách có thể phải trả thêm nhiều tiền đấy!
Bạn có để ý rằng giá vé thường sẽ tăng lên khi bạn quay lại để kiểm tra sau một quãng thời gian nhất định không? Đó là vì các trang web đặt vé có thể lưu trữ dữ liệu của bạn và hiển thị cho bạn một mức giá đắt hơn. Họ làm như vậy để gây áp lực và người dùng như chúng ta sẽ có xu hướng đặt thật nhanh với nỗi lo sợ giá vé sẽ tiếp tục tăng cao hơn.
Phần lớn các fanpage hay trang web đặt vé máy bay đều có biểu tượng chuông và đề xuất khách hàng đưa email để nhận ưu đãi. Hãy đưa cho họ email để được thông báo về những lần giảm giá vé tiếp theo. Điều này sẽ rất hiệu quả nếu bạn có nhiều thời gian đặt vé trước khi bay hoặc bay đến cùng một nơi nhiều lần.
Thông thường, vé sẽ rẻ hơn khi bạn đặt khứ hồi. Tuy nhiên, có những trường hợp hiếm hoi đặt 2 vé một chiều lại có giá rẻ hơn khi đặt 1 vé khứ hồi. Vì vậy trước khi book, hãy luôn xem xét thử giá của cả 2 phương thức này trên nhiều hãng hàng không khác nhau.
Chủ đề liên quan:
áp dụng chuyến bay đặt vé máy bay đi du lịch đi máy bay du lịch giá rẻ giờ cao điểm hãng hàng không khó học máy bay máy bay giá rẻ mẹo đặt vé máy bay giá rẻ phương thức thanh toán thẻ tín dụng tiết kiệm vé máy bay vé máy bay giá rẻ