Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Những người “cầm bút” đi thẳng vào tâm bão COVID-19

Hằng ngày, những bản tin về COVID-19 liên tục được cập nhật, đăng tải 1 cách sớm nhất, đầy đủ và chính xác nhất. Đằng sau những thông tin đó là đội ngũ nhà báo, phóng viên, những người “cầm bút” đi thẳng vào tâm dịch, góp phần cùng cả nước chống giặc

Lao vào điểm nóng

23h ngày 6/3/2020, cả hà nội như ngồi trên chảo lửa khi ghi nhận ca mắc đầu tiên tại thủ đô do lây lan trong cộng đồng. chính quyền hà nội họp xuyên đêm để bàn giải pháp ứng phó, khoanh vùng, dập dịch. và đêm đó, các nhà báo, phóng viên cũng không ngủ cùng hà nội.

Ba lô máy ảnh, laptop trĩu nặng trên vai, đeo vội chiếc khẩu trang, nhà báo hoàng giang huy (báo điện tử vnexpress) lao ngay đến tâm điểm trúc bạch ngay đêm 6/3. những bản tin cứ thế liên tiếp được gửi về trong đêm.

“lúc ấy thật sự không nghĩ gì đến nguy hiểm, không sợ điều gì, chỉ có một suy nghĩ duy nhất, mình cần phải truyền tải những hình ảnh, thông tin mới nhất đến độc giả” – nhà báo hoàng giang huy nói.

Nhà báo Hoàng Giang Huy trong lần tác nghiệp đón các chiến sĩ mũ nồi xanh trở về khi hoàn thành nhiệm vụ.

Phóng viên ảnh có thâm niên 15 năm trong nghề kể, những ngày đầu khi dịch mới khởi phát ở việt nam, bất chấp hiểm nguy từ virus sars-cov-2 có thể tấn công cơ thể bất kỳ lúc nào, anh và nhiều phóng viên đã không ngại ngần tiếp xúc với các bệnh nhân dương tính. anh em có mặt trong phòng cách ly đặc biệt, nơi chăm sóc những bệnh nhân covid-19 nặng nhất để có được những bức ảnh chân thật về công tác chăm sóc người bệnh của các y, bác sĩ tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương.

“lúc ấy, chúng tôi vẫn còn mơ hồ về dịch bệnh lắm, cũng chỉ nghĩ mình cứ bảo hộ tốt, thì sẽ không bị lây” - nhà báo giang huy tâm sự.

Khi dịch bùng phát mạnh, hà nội trở thành tâm dịch lớn, hiểu biết về con vi rút quái ác cũng nhiều hơn, anh và các đồng nghiệp bắt đầu cảm nhận được một nỗi sợ lan tỏa trong tâm trí. anh thành thực: “lúc đó tôi chưa chuẩn bị kịch bản nào cho một cuộc cách ly với những người thân của mình”.

Cuối tháng 3/2020, anh phải tự cách ly, theo dõi bản thân 14 ngày. 14 ngày phải xa vợ con, gia đình là điều chưa bao giờ anh nghĩ tới. Nhưng để an toàn cho bản thân, gia đình và xã hội, đó là việc phải làm.

“lần đi xa gia đình này không phải là cuộc đi lâu nhất trong đời làm báo. nhưng đó là khoảng thời gian nhiều bất an nhất, vì lo cho gia đình, lo cho bản thân rất nhiều. có đôi lúc mệt mỏi, cảm nhẹ và cũng mơ hồ mình có nguy cơ bị mắc bệnh. nhưng may mắn những triệu chứng ấy lại đi qua rất nhanh. mấy phóng viên tác nghiệp với nhau tự dặn, cố gắng bảo hộ tốt nhất để không ai mắc bệnh” – nhà báo giang huy xúc động.

Trong suốt 2 năm chống dịch covid-19, nhà báo hoàng giang huy đã có mặt tại nhiều điểm nóng nhất từ tâm dịch sơn lôi, bạch mai cho tới những trung tâm cách ly ở lạng sơn, cửa khẩu tân thanh, cửa khẩu kim thành…

Những bữa cơm ăn vội, những đêm cách ly nhớ con chỉ biết gọi điện thoại, những khoảnh khắc vỡ òa cảm xúc của nhiều người khi hoàn thành cách ly đều được anh dồn nén, chất chứa trong những phóng sự ảnh “biết nói” của mình.

Đi thẳng vào tâm dịch

Tròn 10 năm gắn bó với nghề báo, đến thời điểm hiện tại với nhà báo lê bảo (báo gia đình & xã hội) thì chuyến công tác vào tâm dịch đà nẵng là đặc biệt, đáng nhớ và cũng tự hào nhất. bởi, không phải ai cũng được may mắn chứng kiến, tác nghiệp trong một hoàn cảnh thật đặc biệt như thế.

Nhà báo lê bảo nhớ lại, chiều ngày 7/7/2020, lần đầu tiên anh bước vào khu vực điều trị đặc biệt dành cho bệnh nhân mắc covid-19 nặng tại bệnh viện phổi đà nẵng để tác nghiệp. nếu đợt dịch 1 tại hà nội, anh chỉ vào khu vực cách ly tại bệnh viện nhiệt đới trung ương, mặc bộ đồ bảo hộ bình thường thì tại đây, lần đầu anh được mặc bộ đồ phòng dịch chuyên dụng.

Trời nắng nóng, bộ đồ kín mít từ đầu đến chân, khi còn chưa mặc xong thì toàn thân đã ướt đẫm mồ hôi. thế mới biết, các nhân viên y tế phải chịu vất vả thế nào suốt nhiều giờ đồng hồ trong bộ đồ “xông hơi” ấy để điều trị bệnh nhân! khi mặc bộ đồ trên mình anh mới hiểu được vì sao nhiều nhân viên y tế tại đà nẵng bị ngất xỉu sau khi cởi bỏ bộ đồ bảo hộ.

Nhà báo Lê bảo - Báo Gia đình & Xã hội trong lần tác nghiệp tại khu điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

Bộ đồ bảo hộ kín mít từ đầu đến chân, để nhận ra nhau, mọi người sẽ được ghi tên mình lên trước ngực và sau lưng. bộ đồ của anh được một nữ nhân viên y tế viết nắn nót “pv bảo”! cứ thế, nhà báo lê bảo cùng các y bác sĩ đi thẳng vào tâm dịch.

Bác sĩ Trần Thanh Linh (BV Chợ Rẫy) dẫn anh vào khu điều trị, tại đây lần đầu được tận mắt chứng kiến các thầy Thu*c thăm khám, điều trị cho bệnh nhân COVID-19. “Tách…tách…tách…” tiếng máy ảnh kêu liên hồi, bàn tay anh hơi run run!

“tôi sợ! sợ không biết mình có bỏ lỡ khoảnh khắc nào hay không?” – nỗi sợ đầy trách nhiệm với nghề của nhà báo 10 năm cầm bút.

“thực lòng mà nói, có những lúc tôi lo sợ và nghĩ đến tình huống xấu nhất là chẳng may bị lây nhiễm. nhưng, liều Thu*c tinh thần lớn nhất của tôi và đồng nghiệp trong suốt những ngày tác nghiệp tại đà nẵng là luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ, động viên của lãnh đạo báo gia đình & xã hội, đồng nghiệp cũng như người thân trong gia đình” – nhà báo lê bảo nói.

Dưới sự chỉ đạo của bộ y tế, trực tiếp là thứ trưởng nguyễn trường sơn, sự vào cuộc hết mình của đội ngũ thầy Thu*c tăng cường từ các bệnh viện khắp cả nước đã giúp tp đà nẵng dần kiểm soát được dịch. ngày 21/8/2020, nhà báo lê bảo cùng đồng nghiệp quay về hà nội sau kết quả âm tính. ngày 23/9/2020, bệnh nhân mắc covid-19 cuối cùng tại tp đà nẵng được xuất viện, nước mắt đã rơi trên mi anh và đồng nghiệp.

“Mỗi cá nhân là một chiến sĩ”

Trực tiếp tác nghiệp ở vùng dịch thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh vào tháng 3/2021, phóng viên phạm quốc nam (tạp chí điện tử zingnews) chia sẻ: “chúng tôi được lãnh đạo cơ qua quán triệt về các biện pháp phòng dịch, được trang bị đồ bảo hộ dung dịch sát khuẩn đầy đủ. làm công tác tuyên truyền nên chúng tôi luôn hiểu rõ về công tác phòng dịch quan trọng như thế nào. những ngày đầu bùng phát dịch, chúng tôi ở luôn trụ sở của các cơ quan chức năng để trực chiến, nhiều hôm đưa tin buổi tối, tham gia cùng lực lượng y tế truy vết vào nửa đêm”.

Phóng viên Quốc Nam chia sẻ: “Qua lần tác nghiệp này, tôi thấy việc an toàn tác nghiệp là điều quan trọng nhất, có đồ bảo hộ khi tác nghiệp sẽ giúp cho bản thân mình và người thân yên tâm. Mỗi cá nhân phải là một chiến sĩ, khi bản thân khỏe mạnh thì những người xung quanh mới an toàn được. Trải qua thời gian khó khăn này, anh em trong tòa soạn và đồng nghiệp càng hiểu nhau hơn, tích cực giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn. Bản thân tôi cũng thấy mình được rèn luyện, nhanh nhạy và trưởng thành hơn rất nhiều”.

>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Triệu tập 3 đối tượng ở Thanh Hóa ném chất bẩn vào nhà Phóng viên

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp


Hiểu Lam

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/nhung-nguoi-cam-but-di-thang-vao-tam-bao-covid-19-1552194.html)

Tin cùng nội dung

  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Nam thanh niên 23 tuổi được phát hiện có hàng nghìn polyp trong đại trực tràng sau khi có biểu hiện đau tức vùng bụng.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Ba tôi 60 tuổi, gần đây bị đau nhức bên hông, BS nói là bị đau thần kinh tọa. Gia đình muốn đưa ông đi châm cứu nhưng không rõ nơi nào uy tín. Nhờ Mangyte chỉ giúp. Chúng tôi xin cảm ơn! (Hoài Văn - Đà Nẵng)
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY