Nghiên cứu chỉ bao gồm một nhóm nhỏ và chưa được đánh giá ngang hàng, nhưng phát hiện ra rằng những người nhiễm Omicron, đặc biệt là những ai từng tiêm vắc xin, đã phát triển khả năng miễn dịch tăng cường với biến thể Delta.
Phân tích thu nhận 33 người từng tiêm vắc xin và chưa tiêm phòng covid-19 nhiễm biến thể omicron ở nam phi.
Trong khi phát hiện ra sự trung hòa omicron của họ tăng 14 lần trong 14 ngày sau khi tham gia nghiên cứu, các tác giả cũng nhận thấy sự trung hòa biến thể delta tăng 4,4 lần.
Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu cho biết: “sự gia tăng trung hòa biến thể delta ở những cá nhân nhiễm omicron có thể làm giảm khả năng tái nhiễm delta với họ”.
Các kết quả của nghiên cứu "phù hợp với việc omicron thay thế delta, vì nó có thể tạo ra khả năng miễn dịch vô hiệu delta, làm cho khả năng tái nhiễm delta ít hơn".
Theo các nhà khoa học, tác động của sự dịch chuyển này sẽ phụ thuộc vào việc Omicron gây bệnh nặng ít hay nhiều hơn Delta.
"Nếu đúng như vậy, tỷ lệ mắc COVID-19 nặng sẽ giảm xuống, đồng thời sự lây nhiễm có thể chuyển sang ít gây ảnh hưởng đến cá nhân và xã hội hơn", họ cho hay.
Alex sigal, giáo sư tại viện nghiên cứu sức khỏe châu phi ở nam phi, cho biết nếu omicron ít gây bệnh nặng hơn so với những gì nam phi từng trải qua thì "điều này sẽ giúp đẩy delta ra ngoài".
Người nhiễm biến thể Omicron ít có nguy cơ nhiễm Delta - Ảnh: InternetTheo nghiên cứu ở Nam Phi trước đó, nguy cơ nhập viện và bệnh nặng giảm ở những người nhiễm Omicron so với biến thể Delta, dù các tác giả cho biết nguyên nhân có thể do khả năng miễn dịch của dân số cao (tỷ lệ dân số từng mắc COVID-19 trong các đợt dịch trước đó cao).
Nghiên cứu này đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh ở nam phi bằng cách so sánh dữ liệu về nhiễm omicron trong tháng 10 và tháng 11 với dữ liệu nhiễm delta từ tháng 4 đến tháng 11.
Phân tích được thực hiện ở Nam Phi bởi nhóm các nhà khoa học từ Viện Quốc gia về các bệnh truyền nhiễm (NICD) và các trường đại học lớn như Đại học Witwatersrand, Đại học KwaZulu-Natal. Họ đã sử dụng dữ liệu từ 4 nguồn:
1. Số ca mắc COVID-19 quốc gia được báo cáo cho NICD.
2. Các phòng thí nghiệm khu vực công.
3. Một phòng thí nghiệm khu vực tư nhân lớn.
4. Dữ liệu bộ gien cho các mẫu bệnh phẩm được gửi đến NICD từ các phòng thí nghiệm chẩn đoán tư nhân và công cộng trên toàn quốc.
Các tác giả nhận thấy nguy cơ nhập viện thấp hơn khoảng 80% ở những người nhiễm Omicron so với Delta. Với những người nhập viện do Omicron, nguy cơ mắc bệnh nặng thấp hơn khoảng 30%. Tuy nhiên, họ cũng đưa ra một số cảnh báo và nói rằng không nên vội kết luận về độc lực của Omicron.
Trong số những bệnh nhân COVID-19 nhập viện giai đoạn đó, những người nhiễm Omicron có nguy cơ phát triển bệnh nặng tương tự bệnh nhân nhiễm các biến thể khác.
“Rất khó để xác định rõ sự đóng góp tương đối của mức độ miễn dịch cao trong dân số trước đó với độc lực thấp hơn và mức độ nghiêm trọng của bệnh thấp hơn quan sát được”, các nhà nghiên cứu nhận định.
Paul Hunter, Giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia (Anh), mô tả nghiên cứu ở Nam Phi là quan trọng. Ông cho biết đây là nghiên cứu được tiến hành đúng cách đầu tiên xuất hiện dưới dạng bản in trước về vấn đề mức độ nghiêm trọng của Omicron so với Delta.
Thế nhưng, giáo sư paul hunter cho biết khiếm khuyết chính của nghiên cứu là so sánh dữ liệu omicron từ thời điểm gần đây với dữ liệu delta trong giai đoạn trước đó.
"Vì vậy, dù các ca nhiễm Omicron ít phải nhập viện hơn người nhiễm Delta, không thể nói liệu điều này do sự khác biệt cố hữu về độc lực hoặc bởi khả năng miễn dịch của dân số cao hơn vào tháng 11.2021 so với trước đó trong năm. Ở một mức độ nhất định, điều đó không quan trọng với bệnh nhân, vốn chỉ quan tâm rằng họ sẽ không bị bệnh nặng. Song, điều quan trọng là phải nắm được để nâng cao hiểu biết về những áp lực có thể xảy ra với các dịch vụ y tế", ông chia sẻ.
John nkengasongm, giám đốc trung tâm kiểm soát dịch bệnh châu phi (cdc), nói không nên dùng dữ liệu từ nam phi cho thấy nguy cơ nhập viện và bệnh nặng ở những người nhiễm omicron giảm so với biến thể delta để ngoại suy cho tất cả quốc gia.
John Nkengasong nói: “Chúng ta nên diễn giải dữ liệu từ Nam Phi một cách thận trọng. Hãy cẩn thận để không ngoại suy những gì chúng ta đang thấy ở Nam Phi cho khắp lục địa hoặc trên toàn thế giới”.
Ông nói rằng các yếu tố như độ tuổi trung bình trẻ của dân số Nam Phi có thể đóng góp một phần vào những gì được quan sát thấy ở nước này và tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 khác nhau giữa các quốc gia cũng có thể dẫn đến các kết quả khác biệt.
John Nkengasong cho biết hiệu quả chống Omicron của tất cả các vắc xin COVID đã giảm ở mức độ lớn hơn, đồng thời kêu gọi những người châu Phi chưa tiêm vắc xin hãy làm điều này và nhận mũi tăng cường.
Ông nhấn mạnh: “rõ ràng là biến thể omicron đang thách thức tất cả loại vắc xin”, đồng thời nói thêm rằng châu phi hầu như chưa đạt được mốc 10% về tỷ lệ dân số được tiêm vắc xin đầy đủ.
Lần đầu tiên được phát hiện ở phía nam châu phi vào tháng 11, biến thể omicron kể từ đó đã lan rộng ra toàn thế giới và đe dọa áp đảo hệ thống y tế ở một số quốc gia.