Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những người sống thọ từ 110 tuổi trở lên đều có các tế bào đặc biệt, gọi là gen sống thọ

Theo nghiên cứu, những người sống trên 110 tuổi - được gọi là siêu sống thọ - đều có một yếu tố bí mật trong hệ thống miễn dịch. Đây có thể là một lí do tại sao họ sống khỏe mạnh.

Bí quyết sống thọ

Theo một nghiên cứu mới, sống trên 110 tuổi - được gọi là siêu sống thọ - đều có một yếu tố bí mật trong hệ thống miễn dịch. Đây có thể là một lí do tại sao họ sống khỏe mạnh và sống thọ.

Một nghiên cứu mới đã được ấn bản trên trang "Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Proceedings of the National Academy of Sciences), các nhà khoa học Nhật Bản đã thu thập mẫu máu của 07 người siêu và 05 người tham gia với chức năng là nhóm đối chứng (từ 50 tuổi tới 80 tuổi) để phân tích mẫu máu và tế bào miễn dịch của họ để so sánh kết quả của hai nhóm này với nhau.

Kết quả nghiên cứu cho thấy siêu sống thọ có ít tế bào B hơn nhóm đối chứng – tế bào B là các tế bào bạch cầu tiết ra kháng thể để chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên, họ lại có tỷ lệ tế bào T rất cao.

Tế bào T được chia thành hai lọại: hỗ trợ và tiêu giệt (là loại sẽ tiêu giệt các khác khi chúng chống lại các bị nhiễm virut hoặc các khối u).

Những người sống trên 110 tuổi - được gọi là siêu sống thọ - đều có một yếu tố bí mật trong hệ thống miễn dịch. (Ảnh: Getty Images)

Các tế bào T, hay còn gọi là tế bào giệt các tế bào khác, thường có một điểm có tên là CD8, cho phép chúng nhìn trộm vào các tế bào khác và xem liệu tế bào ấy có bị nhiễm bệnh hay không.

Tuy nhiên, đối với những người siêu sống thọ thì các nhà nghiên cứu thấy rằng hầu hết các tế bào miễn dịch của họ là một tập hợp các tế bào T có tên là CD4CTL, một loại tế bào trợ giúp có thể tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư hay các tế bào bị bệnh khác. Đây là một tập hợp các tế bào T tương đối độc đáo.

VJ Periyakoil, MD, giám đốc Chương trình Chống lão hóa Thành công Stanford, giải thích với Yahoo Lifestyle rằng đây là những tế bào miễn dịch rất đặc biệt giúp cơ thể chúng ta chống lại virus gây bệnh và ung thư bằng cách tiết ra hai hợp chất gọi là granzyme B và perforin, giúp tiêu diệt các tế bào xâm nhập khi tiếp xúc trực tiếp.

Nhờ những tế bào đặc biệt

Một nghiên cứu năm 2017 đã ghi nhận rằng những tế bào T đặc biệt này đóng vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch chống vi rút, chống viêm và chống ung thư.

Các tác giả nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy nhóm tế bào CDT4 tuyệt vời tập trung nhiều ở nhóm người siêu sống thọ.

Họ cũng nói thêm rằng nhóm tế bào độc đáo này có thể thích nghi rất tốt với cơ thể bằng cách tạo ra các phản ứng miễn dịch đối với các bệnh nhiễm trùng từ đó duy trì sức khỏe và tuổi thọ cho cơ thể.

Có lẽ chính các tế bào đặc biệt này giúp những người siêu sống thọ vượt qua hàng loạt vấn đề về sức khỏe khi về già, lúc con người già nua và yếu đuối, chuyên gia Scheneck nói với Yahoo Lifestyle. Các tế bào này giúp cơ thể loại bỏ các mầm mống tế bào ung thư hoặc giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng – những điều mà người già dễ mắc phải.

Bí mật về hàm lượng calo, chất béo của các bộ phận thịt lợn: Ăn đúng để không lo sinh bệnh

Periyakoil nói rằng để có thể sống lâu và khỏe mạnh, chúng ta cần một hệ miễn dịch khỏe. Nhưng các bộ phận của hệ thống miễn dịch có thể suy yếu theo tuổi tác.

Hầu hết khi chúng ta già đi, hệ thống miễn dịch trở cũng càng ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn, khiến chúng ta có nguy cơ mắc bệnh ung thư và nhiễm trùng.

Cho nên, khi hệ thống miễn dịch của ai đó tiếp tục hoạt động rất hiệu quả trong việc tiêu diệt bọ và tế bào ung thư thì người đó có khả năng sống lâu và khỏe mạnh.

Trong một tuyên bố với Live Science, các đồng tác giả nghiên cứu Kosuke Hashimoto, Nobuyoshi Hirose và Piero Carninci đã viết: "Chìa khóa sẽ là hiểu mục tiêu tự nhiên của các tế bào là gì, có thể giúp tiết lộ những gì cần thiết cho một người khỏe mạnh, sống thọ."

Theo nhóm nghiên cứu Gerontology, trên thế giới có khoảng 31 người siêu sống thọ, trong đó có 30 người là phụ nữ, một người là đàn ông.

Theo yahoo/lifestyle

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/nhung-nguoi-song-tho-tu-110-tuoi-tro-len-deu-co-cac-te-bao-dac-biet-goi-la-gen-song-tho-20200324201644109.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sáng 23/4, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết và công bố thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu thứ 100.
  • Đây là tế bào hệ tạo máu thường được dùng để điều trị các bệnh lý ác tính về huyết học như bệnh máu trắng (bạch cầu), rối loạn miễn dịch, di truyền…
  • Đây là kỹ thuật đòi hỏi nhiều điều kiện (tìm tế bào gốc phù hợp, chi phí phẫu thuật cao…) nên không phải ai cũng tiếp cận được.
  • Tại Viện Huyết học - Truyền máu TƯ đã thực hiện ghép tế bào gốc tự thân cho 18 bệnh nhân.
  • Chỉ riêng với tế bào gốc máu cuống rốn, BV Truyền máu và Huyết học TP.HCM đã điều trị hơn 70 bệnh nhân ung thư máu, rối loạn chuyển hóa, suy tủy...
  • Các nhà nghiên cứu đã dùng tế bào da để làm tinh trùng và trứng nhân tạo ở tình trạng nguyên sơ trong một nỗ lực tìm phương điều trị vô sinh.
  • Tôi hay nghe nói đến cụm từ xét nghiệm tế bào để tầm soát ung thư. Có thể tự ý đi xét nghiệm được không? Sự khác nhau giữa xét nghiệm này và sinh thiết? Độ chính xác? Giá cả và thời gian trả kết quả xét nghiệm tế bào? Nhờ Mangyte tư vấn giúp tôi. (Nguyễn Bảo Thoa)
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Theo Đông y, các món ăn lấy bí đỏ làm nguyên liệu giúp làm dịu cơn nhức đầu, tăng cường trí nhớ, giúp xương cốt chắc khỏe Không chỉ có mặt trong các thực đơn ở gia đình, nhà hàng, bí đỏ còn được dùng như một loại mỹ phẩm giúp đẹp da, chống lão hóa, đồng thời là “dược liệu” giúp phòng trị một số bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY