Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những nguyên nhân không ngờ khiến chân tay lạnh cóng vào mùa đông

Chân tay lạnh cóng vào mùa đông không chỉ bởi nhiệt độ môi trường giảm thấp mà đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật hay một tình trạng sức khỏe nào đó.

Theo bác sĩ trần quốc vượng (bệnh viện đa khoa tỉnh nam định), vào mùa đông nhiệt độ giảm thấp hiện tượng chân tay lạnh cóng là bình thường. tuy nhiên, nếu chân tay lạnh liên tục kể cả khi trong phòng điều hòa ấm thì đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe không ổn định như:

Hiện tượng Raynaud

Bình thường lúc ở trong môi trường lạnh, cơ thể chúng ta tự điều tiết làm co các mạch máu nhỏ ở ngoại biên (tay, chân, đầu ngón tay - chân, mũi, vành tai) để bảo vệ cho phần nhiệt lượng ở trung tâm cơ thể (óc, phổi, bụng), hiện tượng này làm tay chân lạnh và tái.

Một người đang ở trạng thái căng thẳng hoặc lo lắng quá cũng có thể gây hiện tượng bàn chân, bàn tay lạnh.

Trong chứng Raynaud, phản xạ tự nhiên này của cơ thể trở nên quá mẫn, quá nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài, ngón tay ngón chân dễ trở nên tái hoặc tím ngắt, lúc bớt lạnh thì trở nên đỏ và sưng; đối với những ca nhẹ thì bệnh nhân chỉ cảm thấy lạnh, khám không thấy gì đặc biệt...chỉ cần mang áo ấm, găng tay, vớ. Tuy nhiên, hiện tượng này thường xảy ra ở người trẻ, phụ nữ và có thể đi kèm theo bệnh thứ phát là phong thấp.

Căng thẳng thần kinh

Một người đang ở trạng thái căng thẳng hoặc lo lắng quá cũng có thể gây hiện tượng bàn chân, bàn tay lạnh. một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với stress hoặc lo lắng là bơm adrenaline vào máu. adrenalin sẽ khiến các mạch máu ở ngoại biên co lại, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể.

Phản ứng này giúp dự trữ năng lượng và chuẩn bị cho bất kỳ tổn thương cơ thể nào có thể xảy ra, do tình trạng căng thẳng cao. Giảm căng thẳng và tìm kiếm những biện pháp thư giãn có thể giúp làm giảm các triệu chứng của tay chân lạnh trong những trường hợp này.

Tuần hoàn máu kém

Người bị tuần hoàn máu kém khiến máu đến tận cùng các chi không đầy đủ, do đó bàn tay lạnh và chân lạnh thường xuyên. Tuần hoàn kém có thể có nhiều nguyên nhân như: Cuộc sống tĩnh tại hoặc ngồi làm việc cả ngày liên tục có thể làm giảm tuần hoàn máu tới các chi.

Người hút nhiều Thu*c lá, người có cholesterol máu cao, người có vấn đề về tim mạch cũng có thể khiến máu khó tiếp cận đến mọi khu vực của cơ thể, làm giảm tuần hoàn máu tới các đầu chi dẫn đến bàn tay, bàn chân lạnh.

Một số người thiếu máu, thiếu sắt thì cơ thể cũng cảm thấy lạnh

Thiếu máu

Một số người thiếu máu, thiếu sắt thì cơ thể cũng cảm thấy lạnh, trong trường hợp này cần bổ sung sắt, dùng các loại thực phẩm giàu chất sắt như: cá, thịt đỏ, phô mai, ca cao, gan động vật... Các bác sĩ có thể loại trừ nguyên nhân thiếu máu bằng thử nghiệm máu đơn giản: đo lượng huyết sắc tố.

Rối loạn giấc ngủ

Bệnh rối loạn giấc ngủ làm bệnh nhân buồn ngủ ban ngày và không ngủ được vào ban đêm, thỉnh thoảng đột ngột cơ thể bị mềm nhũn, lăn đùng ra ngủ một giấc... Ở những đối tượng này, họ cũng than phiền về chứng lạnh kinh niên. Các nhà chuyên môn cho là do vùng Thalamus trong não bị rối loạn - Thalamus vừa phụ trách tình trạng thức - ngủ, vừa phụ trách về điều hòa thân nhiệt.

Theo VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/nhung-nguyen-nhan-khong-ngo-khien-chan-tay-lanh-cong-vao-mua-dong-d153318.html?fbclid=IwAR0JAUnHdLiVsQDT4QmdLmYvhmhxgvygzwW8Zq6-4qMH2ECQfUv2QIbdkZQ

Theo VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-nguyen-nhan-khong-ngo-khien-chan-tay-lanh-cong-vao-mua-dong/20211129105733891)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY