Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những nguyên nhân kỳ lạ khiến bạn hay quên

Ai trong chúng ta cũng có những lúc đãng trí. Nguyên nhân của việc này có thể là do mệt mỏi hoặc do các chứng rối loạn lo âu gây nên.
Thiếu ngủ: Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khiến bạn lo âu. Điều này có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ.
Rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ của bạn. Hậu quả mà cồn để lại đối với trí nhớ có thể kéo dài. Tốt nhất là bạn nên uống lượng vừa phải.
Thai kỳ: Thai kỳ thường đi kèm với chứng hay quên do các hormone thai kỳ gây ra. Tình trạng này được gọi là sương mù não ở phụ nữ mang thai.
Stress: Khi tâm trí bạn căng thẳng và có quá nhiều suy nghĩ, não của bạn cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Người bị stress thường khó tập trung làm việc. Giai đoạn trầm cảm này thường khiến người bệnh hay quên.
Suy giáp: Các bệnh về tuyến giáp, nhất là bệnh suy giáp, có thể gây các vấn đề về trí nhớ. Các bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và dẫn đến trầm cảm, khiến cho người bệnh hay quên.
Các bệnh lý khác: Đãng trí là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và bệnh u hạt đều ảnh hưởng đến trí nhớ.
Dược phẩm: Hầu như dược phẩm nào cũng có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn và thường khó tránh khỏi. Một số loại Thu*c có thể khiến bạn hay quên như si-rô ho, Thu*c ức chế trầm cảm và viên nội tiết tố.

Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vn/nhung-nguyen-nhan-ky-la-khien-ban-hay-quen-post324916.info)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh Alzheimer có thể được chia thành các giai đoạn nhẹ, trung bình hoặc nặng. Mỗi giai đoạn đều có các triệu chứng riêng biệt.
  • Có trên 100 dạng rối loạn khác nhau, Phần lớn, đều có triệu chứng giống như bệnh suy giảm trí nhớ nhưng có thể chữa được.
  • Suy giảm trí nhớ là bệnh diễn ra khá phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với những người cao tuổi (NCT) do sự lão hóa của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, stress, rối loạn giấc ngủ..
  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Bạn muốn ngăn chặn những dấu hiệu của tình trạng suy giảm trí nhớ do tuổi già? Hãy nhấc máy điện thoại và gọi đến cho ai đó để nói chuyện, hoặc tìm người trò chuyện thường xuyên với mình. Đó chính là vũ khí hiệu quả giúp bạn chống lại sự lão hóa và suy giảm trí nhớ.
  • Hiện nay, tình trạng suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ không phải bệnh riêng của người già mà nó đã trẻ hóa.
  • Trí nhớ kém không phải chỉ xảy ra đối với những người cao tuổi. Lí do lão hóa hay tuổi tác là điều dễ hiểu khiến con người rơi vào tình trạng này.
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY