trong một mối quan hệ mà hai người đến với nhau để chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống với lời hứa sẽ bên nhau lâu dài thì gian dối và ngoại tình sẽ giết chết mối quan hệ. có quan hệ ngoài hôn nhân hay sự lăng nhăng của một người có thể để lại những cảm xúc tiêu cực và tâm lý thù hận cho người còn lại. thậm chí sự thiếu chung thủy với bạn đời cuối cùng sẽ dẫn đến ly hôn.
quá nhiều xung đột: ở mặt tích cực, tranh luận là một phần của tất cả các mối quan hệ. quá trình tìm hiểu nhau đôi khi dẫn đến xích mích nhỏ nhưng nếu tranh cãi tiếp tục xảy ra và hai người không thể tìm thấy điểm chung thì nó là bằng chứng của mối quan hệ không bền chặt. hôn nhân không phải là để bảo vệ một ý kiến hay quan điểm về tất cả mọi thứ; nó là sự nhường nhịn, tôn trọng lẫn nhau.
mong đợi quá nhiều: hôn nhân là một mối quan hệ mà sự mong đợi thường rất cao. gắn kết cuộc đời một người với một người khác là bước đi lớn trong cuộc đời. nó là để cho hai người cùng nhau phát triển trong mối quan hệ và tạo cuộc sống tốt đẹp cho nhau. kỳ vọng quá nhiều hay thiếu thực tế sẽ làm cuộc sống hôn nhân rạn nứt.
lạm dụng: không ai có thể chịu đựng một cuộc hôn nhân có yếu tố bạo lực gia đình. tuy nhiên việc ly hôn có thể là một quá trình khó khăn cho nạn nhân. trong trường hợp này, điều quan trọng là đảm bảo an toàn của người bị lạm dụng khỏi bất kỳ mối nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình ly hôn.
kết hôn khi quá trẻ: đã từ lâu, nhiều người vẫn tin rằng độ tuổi kết hôn và khả năng ly hôn có quan hệ tỉ lệ nghịch. nghĩa là kết hôn càng sớm thì khả năng li hôn sẽ càng cao, kết hôn càng muộn, khả năng li hôn sẽ thấp hơn. hầu hết các cặp vợ chồng quá trẻ đều chưa trưởng thành, kỹ năng sống. đối với những vấn đề thông thường của hôn nhân, các cặp vợ chồng trẻ thiếu kinh nghiệm sống để giải quyết, duy trì hôn nhân hạnh phúc.
thiếu bình đẳng: hôn nhân là sự bình đẳng từ cả hai. bất kỳ sự bất bình đẳng như điều kiện tài chính hay trách nhiệm gia đình có thể tạo ra những rạn nứt. khi cảm giác của sự bất bình đẳng in sâu vào tâm trí của một người thì nó có thể trở nên khó khăn để làm hôn nhân tiếp tục mà không có sự gắn kết giữa hai người.
đánh mất bản thân với vai trò trong gia đình: khi một em bé ra đời, cuộc sống của một cặp vợ chồng sẽ thay đổi, họ nhanh chóng thích nghi với vai trò mới. bằng cách nào đó trong quá trình chăm sóc con cái, họ bỏ quên người bạn đời của mình. cả hai người dần dần không còn tìm thấy bất cứ điều gì chung để chia sẻ hoặc thảo luận với nhau.
Tài chính: Khó khăn về tài chính có thể không phải là nguyên nhân gốc rễ của việc ly hôn, nhưng sự khác biệt về quan điểm trên như thế nào và để dành tiền làm gì dẫn đến xung đột trong mối quan hệ. Đặc biệt là nếu một người hoang phí và người còn lại tiết kiệm, các cuộc tranh luận về vấn đề tiền bạc là hoàn toàn không thể tránh khỏi. Qua thời gian, những xích mích tăng đến mức độ nhất định thì ly dị có vẻ như cách thiết thực để giải quyết nó.
sự khác biệt về mục tiêu cá nhân và sự nghiệp: chia sẻ sở thích và khám phá chúng cùng với nhau là điều cần thiết cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc. tuy nhiên nếu các cặp vợ chồng không tìm thấy sở thích chung cho dù có liên quan cá nhân hay nghề nghiệp, họ có thể bắt đầu xa cách. họ sẽ bắt đầu sống trong vỏ bọc của mình và dần nhận ra rằng cuộc hôn nhân của họ thiếu ý nghĩa.
Theo Hải Yến/VOV
Link bài gốc Lấy link
https://vov.vn/tinh-yeu-gia-dinh/nguyen-nhan-pho-bien-khien-cac-cap-vo-chong-ly-hon-664655.vovTheo Hải Yến/VOV
Chủ đề liên quan:
gia đình hạnh phúc hôn nhân ly hôn nguyên nhân ly hôn tâm sự tâm sự thầm kín vợ chồng