Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những sai lầm khi rửa bát đũa có thể gây bệnh

Rửa bát đũa là công việc hằng ngày các gia đình thường hay làm. Thế nhưng việc tưởng chừng như đơn giản này, lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu như chúng ta thực hiện không đúng cách.

Ngâm bát trong nước quá lâu

Những sai lầm khi rửa bát đũa có thể gây bệnh

Ngâm bát đũa quá lâu trong nước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng.

Thói quen của nhiều gia đình là sau khi ăn cơm xong, không rửa bát ngay mà ngâm tất cả bát đũa vào trong chậu. Tuy nhiên, thói quen này lại vô tình tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển. Khoảng thời gianthích hợp để vi khuẩn xâm nhập vào bát đũa là trong khoảngtừ 1 đến 4 tiếng sau khi ăn, và từ 8-18 tiếng sau đó vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng. Trung bìnhcứ sau20 phút, 1 vi khuẩn lạiphân tách thành 8, thì sau 10 giờ vi khuẩn có thể phân tách thành hơn 1 tỷ vi khuẩn. Hơn thế nữa, nếu để bát càng lâu sẽ càng khó rửa. Bên cạnh đó,thức ăn thừa sẽ lên men bốc mùi khó chịu khi bạn ngâm bát trong nước quá lâu.

Khi những vi khuẩn trong chậu phát triển, lúc này bạn có dùng miếng bọt biển hay cho thêm dung dịch tẩy rửa cũng không loại bỏ hoàn toàn hết những vi khuẩn này. cách tốt nhất lànên rửa bát đũa và nồi, chảo ngay sau khi ăn cơm xong.

Cho nước rửa bát trực tiếp vào bát

Những sai lầm khi rửa bát đũa có thể gây bệnh

Pha loãng nước rửa bát trước khi dùng, vừa tiết kiệm lại an toàn.

Nhiều người mang quan niệm sai lầm khi cho rằng đổ nước rửa báttrực tiếp vào bát đĩa sẽ giúp tẩy sạchdầu mỡhiệu quả hơn, nhưng điều này không chỉ gây lãng phí rất nhiều nước mà còn lạm dụng chất tẩy rửa. nước rửa chén có thành phần nước tẩy rất mạnh, một khi nhỏ vào bát đĩa sẽ lâu trôi, khó rửa sạch 100%. ngoài ra nước rửa bát xâm nhập vào cơ thể, gây khó chịu đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,...vì vậy hãy hòa nước rửa bát vàobát nước, pha loãng nước rồi hãy sử dụng. sau khi rửa sạch nên dùng khăn lau qua, để nơi khô ráo.

Rửa cả bó đũa

Những sai lầm khi rửa bát đũa có thể gây bệnh

Rửa cả bó đũa sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của chúng dần trở nên thô ráp, dễ trở thành môi trường cho các vi khuẩn sản sinh.

Chắc chắn phần lớn mọi người có thói quen khi rửa sẽ cầm một bó đũa và chà xát chúng lại với nhau vì nghĩ rằng cách làm này vừa nhanh, tiện lợi lại sạch sẽ. Tuy nhiên thực tế cách rửa đũa như vậy sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của chúng dần trở nên thô ráp, dễ trở thành môi trường cho các vi khuẩn sản sinh.

Hơn nữa, cách rửa đũa này có thể vô tình dẫn đến lây nhiễm chéo các vi khuẩn gây bệnh từ đũa của người này sang người khác và vô số bệnh truyền nhiễm cũng có thể lây theo cách này.

Không lau khô bát đũa ngay sau khi rửa xong

Những sai lầm khi rửa bát đũa có thể gây bệnh

Lau khô bát đũa trước khi cất vào tủ, tránh gây ẩm mốc, vi khuẩn lây lan xâm nhập.

Sau khi rửa bát nên phơi khô rồi cho vào chạn, tủ thay vì để bát đũa ẩm rồi cho vào tủ ngay. việc để bát, đũa ẩm sẽ khiến cho bát đũa bị mốc, ẩm và cũng khiến cho vi khuẩn lây lan, xâm nhập vào bát đũa, khi ăn vào cơ thể rất nguy hiểm. do vậy, khi rửa xong cần lau bát đũa, đảm bảo vệ sinh của khăn lau, tránh dùng khăn cũ, mốc, ẩm… vì các yếu tố gây bệnh có thể ẩn chứa trong đó và đi vào cơ thể.

Theo nghiên cứu cho thấy, có khoảng 19 loại vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong khăn rửa bát. chúng có thể lây qua đồ ăn rồi xâm nhập vào cơ thể, gây ra những chứng bệnh nguy hiểm. do đó, bạn nên dùng khăn lau bát chuyên dụng.nên phân riêng loại nào dùng cho nồi, loại nào dùng lau bếp và loại dùng cho bát đũa.

Ngoài ra, bạn nên dùng nước sôi và dung dịch khử trùng để làm sạch khăn lau bát 1 tuần 2 lần.

Đổ thức ăn thừa, dầu thừa vào chỗ thoát nước ở bồn rửa bát

Những sai lầm khi rửa bát đũa có thể gây bệnh

Dầu cùng với rác thải nếu mắc kẹt trong bồnsẽ bốc mùi, sinh sôi vi khuẩn nhanh chóng.

Mọi người thường có thói quen đổ trực tiếp dầu mỡ hay thức ăn thừa này vào chỗ thoát nước ở bồn rửa bát, chứ không chịu đem ra ngoài thùng rác đổ. Việc làm này rất dễ gây ô nhiễm chỗ thoát nước. Bởi dầu cùng với rác thải nếu mắc kẹt sẽ bốc mùi, sinh sôi vi khuẩn nhanh chóng.

Cách rửa bát đũa đúng

Những sai lầm khi rửa bát đũa có thể gây bệnh

Cất bát đũa nơi khô thoáng, sẽ hạn chế được ẩm mốc, vi khuẩn.

Rửa từng chiếc một:Sau khi thoa xong nước rửa bát lên bát đũa, bạn cho tất cả bát đũa ra ngoài bồn, rồi rửa trực tiếp từng chiếc dưới vòi.

Bát đũa mới mua phải khử trùng:Thực tế, bát đũa cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất. Vì thế khi đũa mới mua về bạn nên rửa sạch bằng chất tẩy rửa, tốt nhất nên ngâm trong nước sôi + giấm trong vòng 30 phút.

Để bát đũa nơi thoáng mát:Sau khi rửa sạch bát đũa, bạn nên để khô tự nhiên, ở nơi thoáng mát, nếu có nắng thì càng tốt.

Theo Mỹ Trinh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/nhung-sai-lam-khi-rua-bat-dua-co-the-gay-benh-41639.html

Theo Mỹ Trinh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-sai-lam-khi-rua-bat-dua-co-the-gay-benh/20210124081401738)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy hay dân gian thường gọi đùa là tào tháo đuổi khiến cho người mắc bệnh vô cùng khó chịu. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này đôi khi là do việc uống Thuốc kháng sinh.
  • Tỷ lệ viêm loét dạ dày - tá tràng ngày càng tăng ở Việt Nam, thủ phạm chính gây ra căn bệnh này chính là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY