Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những thực phẩm giúp bạn đánh bay nhiệt miệng

Muốn giảm tình trạng nhiệt miệng bạn cần chú ý ăn những thực phẩm dưới đây thường xuyên.

Rau ngót

Rau ngót có thể giúp bạn chữa nhiệt miệng tại nhà.

Bạn lấy rau ngót rửa sạch rồi ép lấy nước cốt sau đó cho vài giọt mật ong vào rồi dùng tăm bông thấm hỗn hợp rau ngót, mật ong vào vết loét. ngày làm 2-3 lần, làm liên tục ngày 2-3 ngày là khỏi.

Đồng thời bạn có thể kết hợp ăn canh rau ngót, mồng tơi, rau đay hay canh chua đậu bắp hằng ngày để tăng tính giải nhiệt cho cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng có hiệu quả nhất.

Rau má

Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng.

Trong cây rau má có chứa hóa chất triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét.

Nếu bị nhiệt miệng thì cách tốt nhất là chúng ta giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.

Nước cốt dừa

Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Nước chè tươi

Uống nước chè tươi hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời có tác dụng bảo vệ răng miệng rất hiệu quả do bản chất chống oxy hóa.

Không nên uống quá nhiều hoặc đun quá đặc sẽ gây tác dụng ngược đối với những người dễ bị nhạy cảm. Đồng thời, nếu uống nhiều dễ mất ngủ

Mỗi người nên dùng 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe.

Phòng tránh nhiệt miệng

1. Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nức. Không chỉ khiến cơ thể bị nhiệt, loét miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.

2. Không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…

3. Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.

4. Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.

5. Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Nhiệt miệng không nên ăn gì?

1. Nên tránh những thực phẩm cay nóng: Bị lở miệng nên tránh các loại gia vi cay nóng như tỏi ớt, tiêu, các loại nước mắm… và một số đồ ăn mang tính chất nóng như thịt chó, thịt gà…. sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng hơn.

2. Hạn chế những thứ có nhiều gia vị, axit như trái cây họ cam, quýt…. hay những đồ ăn quá cứng, giòn.

3. Không nên uống những đồ uống có cồn, cafein khi bị lở miệng, ngoài ra hút Thu*c lá cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng loét miệng bị viêm nặng hơn.

4. Ngoài ra, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đây là điều rất quan trọng bởi vì vi khuẩn trong khoang miệng là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh lở miệng. Vì thế việc chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng đúng cách, súc miệng nước muối ấm thường xuyên, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn trên răng.

5. Nên tránh những tình huống gây stress không chỉ là nguyên nhân hình thành nên những vết giộp khó chịu mà còn suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/thuc-pham-giup-ban-danh-bat-nhiet-mieng-27785.html

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-thuc-pham-giup-ban-danh-bay-nhiet-mieng/20210228031419487)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • SKĐS -Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thu*c sau để trị căn bệnh này.
  • Đông y gọi viêm lợi, miệng hôi ở trẻ em là cam miệng (nha cam khẩu xú). Nguyên nhân do vị cảm nhiễm nhiệt tà gây ra miệng hôi, lợi sưng thũng;
  • Nếu có thời gian rảnh chị em hãy làm món bánh này đãi cả nhà vào dịp cuối tuần nhé!
  • Mang thai là một hành trình dài cần chuẩn bị đầy đủ sức khỏe của người mẹ, do đó phải luôn cẩn thận trong mọi thứ, nhất là ăn uống.
  • ThS.BS Lê Thị Hải, Viện Dinh Dưỡng Quốc gia tư vấn chế độ ăn uống giúp người dân phòng ngừa bệnh nhiệt miệng tái phát.
  • Hầu hết các loại rau đều tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần cân nhắc khi ăn các loại rau như rau mồng tơi, rau muống, rau ngót và rau dền.
  • Rau má mọc hoang khắp nơi, nay được nhiều nước trồng để làm Thuốc. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L) Urb, tránh nhầm với nhiều loại khác cũng có tên rau má, có loại độc. Người ta ngày càng phát hiện thêm nhiều công dụng quý giá của rau má.
  • Rau ngót có nhiều acid amin, vitamin và chất khoáng vì vậy nó có tính bổ dưỡng cao. Người ta thường nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, giò sống trứng, tôm, cá đồng… bữa ăn gia đình, nhất là các cụ lớn tuổi, nên có thêm bát canh rau ngót.
  • Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, rau má giúp duy trì sự trẻ trung.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY