Dinh dưỡng hôm nay

6 cách đơn giản tránh nhiệt miệng bạn cần làm ngay

ThS.BS Lê Thị Hải, Viện Dinh Dưỡng Quốc gia tư vấn chế độ ăn uống giúp người dân phòng ngừa bệnh nhiệt miệng tái phát.
Thời tiết nắng nóng thường xuyên khiến nhiều người bị nhiệt miệng">nhiệt miệng. Không những thế, bệnh lại dễ tái phát nhiều lần gây khó chịu khi ăn uống. ThS.BS Lê Thị Hải, Viện Dinh Dưỡng Quốc gia tư vấn chế độ ăn uống giúp người dân phòng ngừa căn bệnh này.

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, bệnh nhiệt miệng là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng, có thể do virus, vi khuẩn gây nên. Riêng về khía cạnh ăn uống, khi nói đến nhiệt miệng">nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đúng là một phần cũng do cơ địa từng người, có người không bị nhưng có người rất hay bị.

Nếu bị bệnh có thể giảm bớt tình trạng nhiệt miệng">nhiệt miệng qua chế độ ăn uống như sau:

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, ăn nhiều rau xanh, hoa quả như cam, chanh, thanh long, chuối, bưởi... trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp giảm bớt tình trạng thiếu vitamin B2, C là nguyên nhân của bệnh nhiệt miệng">nhiệt miệng.

Bản thân BS. Hải chia sẻ, trong chế độ ăn hàng ngày bác sĩ rất tích cực ăn hoa quả, rau xanh, đây cũng có thể là thói quen tốt giúp bác sĩ chưa bị nhiệt miệng bao giờ.

Để phòng tránh tình trạng viêm nhiệt miệng">nhiệt miệng, bạn cũng nên uống nhiều nước, khoảng 2-2,5l nước, thậm chí 3l nước/ngày.

Ngoài uống nước lọc thường xuyên, nước quả ép các loại quả rất tốt cho sức khỏe giúp thanh nhiệt giải độc như: nước ép dưa chuột, củ đậu, cà chua, cả rốt;...

Mùa hè nóng bức bạn nên ăn các loại canh có tính chất mát, nấu từ mướp, khoai lang, rau dền rất tốt cho người có cơ địa nhiệt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-6-cach-don-gian-tranh-nhiet-mieng-ban-can-lam-ngay-10913.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.