Một số người có quan niệm rằng việc làm nóng thực phẩm sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng và enzyme tự nhiên vốn giúp tăng cường tiêu hóa và chống lại bệnh mãn tính. Họ tin rằng các phương pháp nấu ăn truyền thống sẽ làm cho thực phẩm trở nên độc hại hơn, mất đi sự lành tính vốn có. Theo quan niệm này, nếu chỉ ăn đồ sống hoặc chỉ chế biến tối thiểu, có thể giảm đau đầu và dị ứng, tăng cường miễn dịch và trí nhớ, cũng như cải thiện viêm khớp và tiểu đường.
Thực tế, rau củ và trái cây đều chứa ít calo, chất béo và natri, mà lại dồi dào chất xơ. Nhờ vậy, ăn nhiều rau quả xanh tươi có thể giúp ổn định huyết áp, giảm cân và ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2, cũng như hạn chế nguy cơ đột quỵ, suy tim, loãng xương, ung thư dạ dày và bệnh thận.
Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số thực phẩm, nhất là có nguồn gốc từ động vật, nếu chưa nấu chín hoặc tiệt trùng sẽ liên quan đến các bệnh qua đường ăn uống. Việc loại trừ thịt động vật ra khỏi chế độ ăn uống sẽ khiến người sử dụng không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, chẳng hạn như protein, sắt, canxi, vitamin B12, v.v. Dễ thấy thực đơn này rất hạn chế lựa chọn, gây thiếu hụt dinh dưỡng và khó duy trì lâu dài.
Hơn nữa, do nguy cơ ngộ độc thực phẩm, chế độ ăn đồ sống, ăn đồ tái không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao niên, người có hệ miễn dịch yếu và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh thận). Đặc biệt là những thực phẩm dưới đây:
Trong măng chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn. Tuy nhiên độc chất trong măng sẽ bay hơi dễ dàng khi được nấu sôi.
Để loại bỏ những độc tố có trong măng, sau khi xắt lát mỏng nên đem luộc qua với nước sôi trong khoảng 10 phút. Trong quá trình luộc không nên đậy nắp nồi, để các độc chất trong măng theo hơi nước sôi bay ra ngoài. Sau đó, vớt măng ra và rửa lại dưới vòi nước lạnh, chế biến bình thường mới đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo khuyến cáo.
Do trong đậu nành sống cũng có thành phần độc tố, vì vậy nếu sữa đậu nành không được nấu chín, khi sử dụng cũng có thể dẫn đến ngộ độc. Đặc biệt là khi sữa đậu nành được nấu đến khoảng 80°C, chất saponin trong đậu nành gặp nóng sẽ giãn nở và bọt nổi lên tạo thành hiện tượng "sôi giả".
Trên thực tế, nếu vừa thấy hiện tượng sôi giả đã ngừng đun các thành phần độc hại như saponin có trong sữa đậu nành sẽ không bị phá hủy hoàn toàn. Điều đó sẽ gây ngộ độc khi sử dụng, thường là sau khi ăn từ 0,5 - 1 giờ có thể phát bệnh, các triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở đường tiêu hóa.
Để ngăn ngừa ngộ độc sữa đậu nành sống, khi sữa đậu nành được nấu chín, cần đun nóng đến 100°C, trong khoảng 10 phút trên lửa nhỏ, lúc này có thể an toàn sử dụng sữa đậu nành.
Ăn khoai tây sống có thể gây ra đầy hơi và các tác dụng tiêu hóa không mong muốn vì thực phẩm này có chứa tinh bột làm cản trở quá trình tiêu hóa. Thậm chí, càng nguy hiểm hơn khi khoai tây được lưu trữ thời gian dài ở những nơi ẩm ướt, trên vỏ có thể xuất hiện một số đốm xanh và phát triển thành độc tố có tên là solanine, loại độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nếu một củ khoai tây xuất hiện những đốm màu xanh, tốt nhất nên vứt bỏ.
Sắn là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Chúng sẽ rất an toàn nếu được chế biến đúng cách, còn nếu ăn sống hoặc chưa chế biến kỹ có thể gặp nguy hiểm, thậm chí là Tu vong vì loại củ này chứa hàm lượng lớn linamarin, chất sẽ chuyển hóa thành cyanide độc hại khi ăn sống.
Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin - chất nhạy cảm ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể có tiếp xúc với ánh sáng sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da. Do vậy để bảo vệ sức khỏe mọi người không nên ăn mộc nhĩ khi còn tươi.
Cà tím có chứa solanine một chất làm giảm hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Không những vậy, lượng solanine trong cà tím già chưa chín tương đối cao, rất dễ ngộ độc. Solanine cơ bản không tan trong nước, do đó dùng các phương pháp như nấu canh, luộc... đều không thể loại bỏ được solanine. Khi nấu cà tím nên thêm một chút dấm ăn để hỗ trợ giúp phá vỡ và phân giải solanine.
Chủ đề liên quan:
chất lượng dinh dưỡng ngộ độc thực phẩm thực phẩm thực phẩm chưa chín kỹ thực phẩm tái sống tiêu chuẩn