Ẩm thực hôm nay

Những trường phái ăn chay trên thế giới hiện tại

Ăn chay đang là một xu hướng phổ biến hiện nay. Người ta ăn chay có thể vì nhiều lý do như vì tôn giáo, tín ngưỡng, đạo đức, sức khỏe, sở thích, kinh tế,… Tùy theo mục đích nào mà người ăn chay nên lựa chọn cho mình một hình thức ăn chay phù hợp.

Xu hướng ăn chay trên thế giới đang ngày càng phát triển với sự đa dạng trong các trường phái khác nhau dựa trên khuynh hướng tôn giáo, tín ngưỡng hay đối tượng thực phẩm, thời gian, thời điểm ăn chay...

1. Phân loại theo thời gian, thời điểm

Ăn chay trường: hình thức ăn chay cả đời, trường kỳ mà không sử dụng bất kỳ thứ gì liên quan đến động vật, ngay cả những đồ dùng hàng ngày.

Ăn chay kỳ: ăn chay theo những ngày nhất định trong tháng được quy định cụ thể như:

Nhị trai: mùng 1, 15 âm lịch

Tứ trai: mùng 1, 14,15,30 âm lịch.

Lục trai: 6 ngày/tháng: 1, 8,14,15,23 và 30 âm lịch.

Thập trai: mùng 1,8,14,15,18,23,24,28,29 và 30 âm lịch. Nếu rơi vào tháng thiếu thì ăn trong ngày 27, 28

Nguyệt trai: Là ăn chay tính theo tháng: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng…

2. Phân loại theo tôn giáo, tín ngưỡng

Ăn chay theo Đạo phật

Người theo Đạo Phật sẽ không ăn tất cả các sản phẩm từ động vật cũng như một số loại rau trong chi hành có mùi thơm đặc trưng của hành và tỏi, tiêu biểu như: hành, hẹ, tỏi, nén và kiệu. Nhóm này còn được gọi chung là “ngũ tân”.

Ăn chay theo đạo Hindu (Ấn Độ Giáo)

Ấn Độ giáo không sử dụng thịt, cá, gia cầm, mỡ, chất làm đông (gelatin), trứng. Theo hong tục cứ 2 tuần lại kiêng thịt 1 ngày, trong ngày chay tịnh vẫn có thể ăn được các món từ khoai tây, khoai lang và một số loại rau củ khác.

Ăn chay theo đạo Kỳ Na

Người theo đạo Kỳ Na không sử dụng thịt, gia cầm, hải sản, cá, trứng, sữa, mật ong và các loại củ và rễ.

Ăn chay theo đạo Công giáo

Tín đồ Công giáo chỉ ăn chay 2 ngày (ngày thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh) và kiêng thịt. Trong ngày chay chỉ được ăn một bữa no (chọn bữa nào cũng được), còn những bữa khác chỉ được ăn chút ít để bụng còn đói. Trong ngày chay không được ăn thịt loài máu nóng (heo, bò, gà, vịt…) bao gồm thịt và tất cả những thứ khác như tim, gan, lòng chay…Được ăn cá và loài máu lạnh (như ếch, rùa, sò, cua, tôm). Ngày kiêng thịt cũng được phép dùng trứng và các sản phẩm từ sữa như bơ và phó mát …

Ăn chay theo đạo Hồi

Tháng chay Ramadhan (tháng 9 âm lịch của người Ả-rập), kiêng tất cả thức ăn và đồ uống từ bình minh đến hoàng hôn, không hút Thu*c, không quan hệ T*nh d*c…Chỉ ăn các thực phẩm như sữa, tinh bột (bánh mỳ, khoai tây, ngũ cốc), thịt cá, hoa quả, rau và thức ăn có chất béo, đường. Quả chà là là loại thức ăn truyền thống của người Ả-rập cùng với jallab (thức uống pha chế từ chà là, nước hoa hồng, hạt carob) là những thức ăn được ưa chuộng trong tháng Ramadhan. Tránh thức ăn chiên, cà ri hay những món nhiều dầu. Với đồ uống, họ tránh cà phê vì thức uống này làm mất nước nhanh. Ngoại lệ: Những người được phép không phải ăn chay như bị ốm, mang thai, mẹ đang cho con bú, người du lịch. Tuy nhiên họ phải thực hiện bù với những ngày sau. Đối với người không thể thực hiện, họ phải tặng một số tiền từ thiện.

3. Phân loại theo đối tượng thực phẩm

Ăn chay nghiêm ngặt (Vegan)

Không sử dụng tất cả các sản phẩm có nguồn gốc động vật, thịt, hải sản, cá, gia cầm, mỡ, chất làm đông (gelatin), trứng, sữa, sản phẩm từ sữa, mật ong.

Ăn chay kiểu phương Đông (Vegetarian Oriental)

Không sử dụng thịt, gia cầm, hải sản, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại củ và rễ.

Ăn chay kiểu phương Tây/Ăn chay có trứng sữa (Ovo-Lacto Vegetarian)

Không sử dụng thịt, hải sản, cá, gia cầm, mỡ, chất làm đông (gelatin) nhưng có thể ăn được trứng, sữa và các sản phẩm từ trứng, sữa. Hầu như những người theo nhóm này là người Mỹ theo Đạo Phật hoặc các nhóm nhân đạo phản đối việc sát hại động vật…

Ăn chay có sữa (Lacto Vegetarian)

Không sử dụng thịt, cá, trứng hay các sản phẩm làm từ trứng. Người theo trường phái này có thể ăn các sản phẩm từ sữa như kem, pho mát… Những người tập Yoga thường lựa chọn theo trường phái ăn chay này.

Ăn chay linh hoạt/Ăn bán chay (semi-vegetarian or flexitarian)

Pollotarian: ăn thịt gà hoặc gia cầm nhưng không phải thịt từ động vật có vú, thường là vì lý do môi trường, sức khỏe hoặc phong trào công lý thực phẩm

Pescetarian: ăn cá hoặc hải sản nhưng không phải gia cầm hay thịt từ động vật có vú. Theo quan niệm của người phương Tây và người Nhật thì hải sản cũng được xem như thực vật; người Pháp thì xem hải sản như “hoa quả của biển”. Vậy nên đây chính là trường phái ăn chay phổ biến của các Thiền phái Nhật Bản.

Pollo-pescetarian: ăn cả gia cầm, cá và hải sản, không có thịt từ động vật có vú.

Macrobiotic diet (Thực dưỡng): thức ăn từ thực vật, và có thể, bao gồm thỉnh thoảng cá hoặc hải sản khác. Chủ yếu ăn các loại ngũ cốc nguyên cám và đậu hoặc theo phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa là chế độ ăn gạo lức muối mè.

Ăn chay sống hay ăn chay tươi (Raw foodism)

Chỉ ăn các loại trái cây tươi chưa nấu chín, rau củ, các loại hạt, hạt giống và thực vật khác nếu việc thu hoạch những thực phẩm này không gây hại đến cây trồng. Đôi khi, rau củ có thể chỉ được nấu chín lên đến một nhiệt độ nhất định.

Theo satrafb

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/nhung-truong-phai-an-chay-tren-the-gioi-hien-tai)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY