Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những vắc xin nào cần tiêm nhắc cho trẻ?

Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng 8 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/ viêm màng não mủ do Hib, bại liệt, sởi.

Trẻ đủ 12 tháng tuổi được tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh viêm não nhật bản cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 được tiêm cách mũi thứ 2 một năm. trẻ 18 - 24 tháng tuổi được tiêm nhắc vắc xin bạch hầu - ho gà- uốn ván mũi 4 (dpt4) và tiêm vắc xin sởi - rubella. trẻ 7 tuổi tại một số vùng nguy cơ cao được tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu giảm liều (td).

Tuy nhiên, nhiều gia đình còn chưa biết vì sao sau 1 tuổi trẻ vẫn cần tiêm nhắc lại các mũi vắc xin nêu trên. đối với một số loại vắc xin, sau khi tiêm chủng đủ liều cơ bản dưới 1 tuổi thì kháng thể chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định, lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian và nếu không được tiêm nhắc để củng cố miễn dịch thì sẽ không còn đủ để bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh. sau khi tiêm vắc xin nhắc lại, lượng kháng thể sẽ nhanh chóng được củng cố và có khả năng bảo vệ cơ thể.

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ em

Tiêm vắc xin viêm não nhật bản cho trẻ em

ngay cả một số loại vắc xin tạo được miễn dịch bền vững trong nhiều năm như vắc xin phòng sởi cũng vẫn được tiêm nhắc lại hay tiêm bổ sung trong các chiến dịch với mục đích nhằm tạo miễn dịch cho những trẻ bị bỏ sót chưa tiêm chủng trước đó hoặc những trẻ chưa tạo được miễn dịch sau lần tiêm trước, đồng thời việc tiêm chủng bổ sung trong các chiến dịch sẽ giúp nâng cao miễn dịch cộng đồng.

Để phòng bệnh hiệu quả, đảm bảo miễn dịch cộng đồng phòng tránh bệnh, các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin trong chương trình tcmr, đặc biệt lưu ý không quên các mũi tiêm nhắc lại để củng cố miễn dịch phòng một số bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi…

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/suc-khoe/song-vui-khoe/nhung-vac-xin-nao-can-tiem-nhac-cho-tre-1319592.html)

Tin cùng nội dung

  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY