Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những vũ khí giúp phòng ngừa cúm

Khi thời tiết thay đổi, dễ khiến con người nhiễm vi­rus cúm. Vậy có những cách nào có thể phòng ngừa loại bệnh hô hấp khó chịu này?

Cách nào biết bị cúm?

Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau nhức tứ chi, sổ mũi, đau họng và ho rất nhiều. Virus cúm dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ thường nhưng có sức sống khá dai dẳng ở nhiệt độ thấp. Cũng vì thế nên bệnh phát triển mạnh khi thời tiết lạnh.

Ở những đối tượng đặc biệt có sức đề kháng kém như trẻ em, người già, người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận... cúm có thể kéo theo viêm phổi, viêm não và khả năng Tu vong hoàn toàn có thể xảy ra. Với các triệu chứng như trên, rất khó phân biệt với các bệnh do các tác nhân khác gây bệnh đường hô hấp. Vì vậy để biết chính xác đang mắc chủng cúm gì thì chỉ có một cách là xét nghiệm.

Những “vũ khí” chống cúm

Hầu hết bệnh nhân cúm chỉ cần điều trị triệu chứng, tức là ho thì dùng Thu*c chữa ho, có sốt thì uống hạ sốt. Đây là những Thu*c có thể mua không cần đơn, nhưng người bệnh cần đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng và không được dùng quá liều khuyến cáo của nhà sản xuất.

Đối với các trường hợp cúm nặng, cần phải nhập viện, chăm sóc tăng cường và điều trị kháng sinh để đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát và hỗ trợ hô hấp.

phòng ngừa cúmTiêm vắc-xin là cách phòng ngừa cúm hiệu quả.

Điều cần làm nhất và quan trọng nhất là phòng ngừa cúm, bao gồm:

Nước sát trùng: Phải giữ vệ sinh sạch sẽ đồ vật thường xuyên sử dụng, rửa tay thường xuyên... do cảm lạnh và cúm lây qua việc sờ vào các bề mặt nhiễm khuẩn. Vì thế, việc vệ sinh bề mặt đồ vật bằng các loại nước sát trùng sẽ hạn chế được sự lây nhiễm bệnh.

Giấy sát trùng: Ho, hắt hơi vào khăn giấy và bỏ nó vào thùng rác sẽ giúp hạn chế nguồn lây bệnh. Trong các loại giấy dùng 1 lần thường có chứa axit citric và sodium lauryl sulphate (chất có trong xà phòng) có tác dụng diệt trùng.

Tiêm phòng: tiêm vắc-xin phòng virus cúm theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới sẽ giúp ngăn ngừa cúm mùa, kéo dài trong 1 năm. đây là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm. các vắc-xin cúm là an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm, tỷ lệ bảo vệ tương đối cao, từ 70% đến 90%.

Nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Sức đề kháng chính là pháo đài quan trọng để cứu lấy cơ thể qua mùa cúm và nhiều bệnh lý khác. Có nhiều cách như tập thể dục, ăn uống khoa học và bổ sung dưỡng chất thông qua các sản phẩm được khoa học chứng minh về chức năng nâng cao thể trạng.

Ngoài ra, chúng ta cần sử dụng các biện pháp sau:

Vệ sinh mũi bằng nước rửa mũi: Các loại nước rửa mũi (nước muối S*nh l*, nước muối biển...) sẽ làm sạch hốc mũi, đẩy các vi khuẩn và bụi bẩn ra khỏi nơi trú ẩn. Nếu các chất dịch trong mũi trở nên khô, mũi bị nghẹt thì nguy cơ nhiễm cảm lạnh sẽ tăng lên, nhỏ nước muối sẽ giúp mũi ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập. Có thể mua các loại nước muối pha sẵn hoặc tự pha tại nhà, nhưng lưu ý là không được pha quá mặn, mà có thể nếm nước muối pha loãng, nhạt hơn hoặc bằng với nước canh vẫn thường ăn. Lưu ý là nước muối không có tác dụng chống cảm cúm, cảm lạnh, mà chỉ là biện pháp hỗ trợ phòng bệnh.

Bổ sung vitamin và khoáng chất: Mặc dù chưa có bằng chứng nào cho thấy uống vitamin có thể giúp “đánh bại” cảm cúm và cảm lạnh, nhưng việc thiếu vitamin và chất khoáng có thể làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và làm giảm khả năng chống chọi với bệnh tật. Các vi chất như vitamin A và C rất cần thiết cho hệ miễn dịch, nhưng cũng chỉ nên uống vitamin khi cơ thể thiếu hoặc kém hấp thu, còn lại chúng ta có thể bổ sung vitamin này bằng thực phẩm.

ThS.BS. Nguyễn Quốc Khánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-vu-khi-giup-phong-ngua-cum-n182801.html)
Từ khóa: phòng ngừa cúm

Tin cùng nội dung

  • Chứng rối loại tiêu hóa (RLTH) dễ đưa đến các hệ lụy xấu cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Hầu hết RLTH có thể phòng ngừa được nếu thực sự quan tâm đúng mức.
  • Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng. Tạp chí SDC của Singapore vừa giới thiệu 7 nguyên tắc cơ bản về phòng tránh bệnh này.
  • Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy giảm, trong đó, viêm phế quản mạn tính là một bệnh lý thường gặp nhưng lại chưa có sự chủ động phòng ngừa từ phía người bệnh. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa để người cao tuổi có thể nâng cao chất lượng sống và không phải lo đến bệnh mạn tính của mình.
  • Mãn kinh là một hiện tượng S*nh l* tự nhiên, thường xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi từ 50 - 55. Trong quá trình mãn kinh, người phụ nữ thường có những thay đổi về tâm - S*nh l* có thể ảnh hưởng đến sức khỏe,
  • Tôi năm nay 50 tuổi, gần đây tôi thấy hay tê tay chân và đêm nằm hay bị chuột rút.
  • Chấn thương mắt cần được xử lý nghiêm ngặt vì vết thương hở từ các vật đâm xuyên có thể nhanh chóng dẫn tới nhiễm trùng, đe dọa thị lực.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY