Với một lần nhuộm tóc mất khoảng 30 phút, các hóa chất có thêm nhiều thời gian để thẩm thấu qua da và ảnh hưởng sức khỏe. Vậy, liệu Thu*c nhuộm tóc có phải là nguyên nhân gây ra ung thư vú hay không? Ngoài Thu*c nhuộm tóc, sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần gia tăng hormone nữ có tăng nguy cơ bị ung thư vú không?
Những vấn đề này sẽ được giải đáp ngay sau đây bởi BS Nguyễn Xuân Tuấn, phẫu thuật viên chuyên ngành Ung thư, BV Ung bướu Hưng Việt:
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) thì Thu*c nhuộm tóc không làm tăng nguy cơ mắc (đáng kể) các loại ung thư, có thể có liên quan một chút đến ung thư bàng quang hay u lympho.
Một nghiên cứu khá lớn được thực hiện vào T2/2021 để đưa ra mối liên quan giữa Thu*c nhuộm tóc và ung thư vú. Kết quả phân tích cho thấy, việc sử dụng Thu*c nhuộm tóc, Thu*c xả tóc có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Tuy nhiên, các con số này mang tính tương đối và có giới hạn nghiên cứu nhất định.
Tuyến vú là tuyến liên quan đến nội tiết của nữ. Ung thư vú là loại ung thư có liên quan mật thiết đến các vấn đề về nội tiết, đặc biệt là hormone estrogen của nữ giới. Một trong những tác dụng của estrogen là làm tăng sinh tuyến vú, nhất là trong quá trình mang thai, cho con bú.
Sự tiếp xúc giữa hormone estrogen cường độ cao với tế bào thời gian dài sẽ làm tăng rủi ro, TĂNG SINH MẠNH tế bào tuyến vú, đồng thời có thể xuất hiện những ĐỘT BIẾN trong quá trình phân chia tế bào, từ đó hình thành UNG THƯ VÚ.
Do đó, những yếu tố làm gia tăng thời gian tiếp xúc giữa tế bào, nhu mô tuyến vú với hormone estrogen đều có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú sau này. Những thực phẩm làm gia tăng hàm lượng estrogen cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú do cơ chế như vậy.
Như vậy, khi sử dụng các thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung nên chọn các loại phù hợp. Nên đa dạng các thực phẩm tiêu thụ để tránh sự dư thừa hormone làm tăng rủi ro ung thư vú sau này.
Nhuộm tóc, ăn thực phẩm tăng hormone nữ có bị ung thư vú không
https://afamily.vn/nhuom-toc-su-dung-thuc-pham-co-thanh-phan-gia-tang-hormone-nu-co-tang-nguy-co-bi-ung-thu-vu-khong-20220228173032451.chnTiếp theo
Nhiều F0 test nhanh âm tính nhưng PCR vẫn dương tính: Có phải 100% F0 đều cần làm PCR? Âm tính sau bao lâu thì có thể tiếp xúc bình thường với người khác?