Ở nước ta, tỉ lệ mắc ung thư vú (UTV) đứng đầu trong các bệnh ung thư ở nữ giới. Đa số bệnh nhân mắc UTV tuổi từ 41-60. Tuổi trung bình là 50.
Ở nước ta, tỉ lệ mắc
ung thư vú">
ung thư vú (UTV) đứng đầu trong các bệnh ung thư ở nữ giới. Đa số bệnh nhân mắc UTV tuổi từ 41-60. Tuổi trung bình là 50. So với các loại ung thư khác, UTV là một ung thư có thể phát hiện tương đối dễ, vì nó xuất hiện những bất thường ngay dưới da nên có thể phát hiện từ rất sớm.
Bệnh nhân UTV thường nổi cục ở vú. 70% bệnh nhân UTV là có u cục (thường không đau). Triệu chứng ít gặp hơn là đau, chảy dịch núm vú, lõm da, u lan rộng cứng dần, tụt núm vú, ngứa đầu vú, đỏ da... Tốc độ phát triển của khối u tương đối chậm so với các ung thư khác, trung bình khối u nhân đôi khối lượng từ 3-6 tháng; nhân đôi đường kính 9-18 tháng. Do đó nếu phát hiện khối u còn nhỏ, được điều trị ngay 80% các trường hợp UTV ở giai đoạn đầu (khối u dưới 2cm đường kính) thường là khỏi. Tuy nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ có 10% chị em đến cơ sở y tế khám ở giai đoạn đầu, còn 90% đến khám lúc khối u đã có đường kính trên 2cm hoặc muộn hơn lúc khối u đã dính chặt vào da.
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư vú">ung thư vú; Những người có kinh nguyệt sớm (dậy thì sớm trước 11 tuổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 52 tuổi) đều có nguy cơ mắc UTV cao hơn bình thường; Người hiếm muộn con, khó có con hoặc không có con, rối loạn kinh nguyệt dễ mắc bệnh ung thư vú; Những người thừa cân, béo phì, dùng quá nhiều ostrogen, uống Thu*c Tr*nh th*i kéo dài... dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú; Môi trường sống ô nhiễm, độc hại, có nhiều bụi bẩn và hóa chất... là điều kiện ung thư phát triển; Những người đã từng bị xơ nang tuyến vú hoặc đã bị ung thư vú một bên cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Tất cả chị em trên 20 tuổi cần tự khám vú hàng tháng ngay sau kỳ kinh nguyệt (sau khi sạch kinh) bằng cách sờ nắn xem hai bên vú có khối rắn bất thường nào không; sờ nắn các hõm nách, các hõm trên và dưới xương đòn để xem có hạch không, hạch to hay hạch nhỏ, cứng hay mềm; quan sát hai bên vú xem có vùng da nào bị phù nề, nhăn nheo, hệ thống mạch máu da vú có bị đỏ hay tím không; dùng tay bóp hai núm vú xem hai vú có tiết dịch không,... Việc tự khám vú rất đơn giản nhưng trong thực tế lại ít người thực hiện.
Đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm, ít nhất mỗi năm phải đi khám vú một lần để phát hiện bất thường ở tuyến vú.
Với phụ nữ ở tuổi 40 cần khám lâm sàng, chụp tuyến vú và chọc hút tế bào, siêu âm đầu dò... 1 - 2 lần/năm cho đến 55 tuổi.
Với UTV giai đoạn đầu thì phẫu thuật, bảo tồn vú và tia xạ hoặc cắt bỏ toàn bộ vú, lấy hạch nách rồi điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật tia xạ bằng hóa chất hay hormon...
UTV giai đoạn II - III chiếm phần lớn (trên 80%) được coi như bệnh toàn thân. Bệnh UTV giai đoạn này được điều trị phối hợp nhiều phương pháp bao gồm: phẫu thuật, hóa chất, tia xạ, nội tiết và sinh học.
Cho đến nay, UTV là bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất ở phụ nữ Việt Nam. Tính riêng TP. Hà Nội là 20,3/100.000 dân; TP. HCM tỷ lệ mắc bệnh này là trên 19,7/100.000 dân.
Nếu cách đây 10 năm, đa phần bệnh nhân UTV tới bệnh viện đã ở giai đoạn muộn thì hiện nay có khoảng một nửa số ca được phát hiện sớm, điều trị tích cực. Bên cạnh đó, nhiều bệnh viện cũng đã áp dụng phương pháp điều trị bảo toàn tuyến vú cho bệnh nhân ung thư mà không phải cắt bỏ hoàn toàn bầu ngực như trước đây.... Vì thế, căn bệnh này không còn là “ác mộng khủng khiếp” đối với phụ nữ. Việc quan trọng nhất để phòng và điều trị UTV là khám ngực định kỳ, nhờ đó có thể phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Đối với ung thư, tính chất phức tạp của quá trình điều trị phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện bệnh sớm hay muộn.
Bệnh nhân UTV đã điều trị xong vẫn phải đối mặt với nguy cơ tái phát trong khoảng thời gian 3 năm đầu, sau đó giảm dần. Do đó, sau khi điều trị người bệnh cần được theo dõi định kỳ. Việc theo dõi còn giúp phát hiện UTV thứ phát và điều trị các vấn đề liên quan đến tác dụng phụ của Thu*c, trong 5 năm sau khi đã hoàn tất điều trị.
BS.