Mặc dù trong những năm gần đây, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống bệnh ung thư vú đã được triển khai tại các tỉnh...
Mặc dù trong những năm gần đây, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống bệnh
ung thư vú">
ung thư vú đã được triển khai tại các tỉnh, thành phố nhưng còn rất nhiều chị em phụ nữ vẫn chưa chủ động trong việc tự đi khám sàng lọc bệnh
ung thư vú">
ung thư vú. Phóng viên (PV) báo SK&ĐS đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trần Văn Thuấn - Phó Giám đốc Bệnh viện K, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng về vấn đề này.
: Thưa PGS, tỉ lệ mắc ung thư vú">ung thư vú ở Việt Nam có cao so với thế giới không?
Việt Nam vẫn trong vùng dịch tễ thấp mắc ung thư so với nhiều nước trên thế giới và tỉ lệ mắc ung thư vú ở Việt Nam không cao so với thế giới. Tuy nhiên, xu thế mắc bệnh ung thư nói riêng và các bệnh không truyền nhiễm nói chung bao gồm: ung thư, tim mạch, đái tháo đường... chắc chắn sẽ có xu hướng tăng khi xã hội phát triển.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 trường hợp mắc ung thư, trong đó ung thư vú chiếm từ 8-10% (khoảng từ 11.000 - 15.000 trường hợp mắc ung thư vú mỗi năm).
: Trong khuôn khổ tháng Phòng chống ung thư vú thế giới, vừa qua, Bộ Y tế đã phát động Chiến dịch “Tầm soát ung thư vú ngay khi sang tuổi 40”. Việc tầm soát để phát hiện sớm bệnh ung thư vú có phải là thông điệp chiến dịch muốn chuyển tải đến cho mọi phụ nữ?
: Chị em có thể tự khám ngực cho mình nhất là sau khi đã sạch kinh 5 ngày - lúc tuyến vú mềm nhất, có thể tự khám dễ nhất. Nếu thấy có bất thường như u cục hoặc mảng dầy ở ngực cần phải tới bác sĩ chuyên khoa ngay.
Phụ nữ từ tuổi 40 trở đi nên chú ý theo dõi sức khỏe và đi khám tầm soát tối thiểu mỗi năm một lần. ung thư vú sớm thường là không đau. Nếu chị em phụ nữ có ý thức tự khám cho mình thường xuyên, tôi tin rằng sẽ phát hiện được ung thư vú ở giai đoạn sớm.
: Việc phát hiện sớm ung thư vú có ý nghĩa quyết định trong việc điều trị triệt để căn bệnh này, thưa PGS?
: ung thư vú là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được, đặc biệt khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Phát hiện được càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả điều trị càng cao, chi phí điều trị càng thấp. Việc điều trị dựa vào các phương pháp: phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với các phương pháp điều trị khác như liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhắm trúng đích). Áp dụng một hoặc nhiều phương pháp tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể.
Việc sàng lọc phát hiện sớm có ý nghĩa rất lớn trong điều trị. Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, tỉ lệ chữa khỏi bệnh trên 90%; ở giai đoạn 2 là 75%; sang giai đoạn 3 tỉ lệ này sẽ là 60% và đến giai đoạn 4 thì chỉ còn 25%, việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn. Chính vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ngay khi phụ nữ sang độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao (từ độ tuổi 40 trở lên) là rất quan trọng. Sự tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú không những có ý nghĩa cho chính người bệnh mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội to lớn như đã được chứng minh tại nhiều cộng đồng cư dân trên thế giới.
: Vậy có thể giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư vú cho chị em được không, thưa PGS?
: Như trên tôi đã nói, ung thư vú là bệnh có thể phòng được bằng cách có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Chế độ ăn nên có hàm lượng đạm vừa phải, hạn chế tối đa mỡ động vật, tăng cường hoa quả, rau xanh kết hợp với luyện tập thể dục thể thao và thường xuyên tự thăm khám cho mình. Đối với phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư vú (mẹ, chị gái) nên tự khám thường xuyên hơn ở tuổi sớm hơn so với phụ nữ thông thường.
Ở một số nước phát triển và hiện nay Việt Nam cũng đã bắt đầu làm, có thể xét nghiệm gen để phát hiện, đó là gen ung thư vú 1 (gen BRCA 1), gen ung thư vú 2 (gen BRCA 2), gen ung thư vú 3 (gen BRCA 3). Nếu như có đột biến các gen này phải tăng cường tầm soát với tần suất cao hơn, đặc biệt phải đến khám bác sĩ chuyên khoa và chụp nhũ ảnh để phát hiện sớm ung thư vú.
: Xin cảm ơn PGS!
Những ai có nguy cơ mắc ung thư vú?
Tuổi càng cao nguy cơ mắc càng cao.
Phụ nữ thừa cân béo phì có nguy cơ cao hơn phụ nữ có chỉ số cơ thể chuẩn.
Phụ nữ có tiền sử gia đình (mẹ, chị gái) mắc ung thư vú.
Phụ nữ dùng Thu*c Tr*nh th*i lâu năm, đặc biệt từ 10 năm trở lên.
Phụ nữ không sinh con có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với phụ nữ sinh con.
(thực hiện)