Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những kẻ lạ mặt đối với núi đôi

Chị em phụ nữ ở bất kỳ lứa tuổi nào có thể gặp những khối u lạ ở “núi đôi”, trong đó nhiều loại u cục tuy hay gặp nhưng chỉ là chuyện nhỏ. Tuy nhiên, phải có hiểu biết thì chị em mới không lo lắng vì sợ những “kẻ lạ mặt” đó mang tên ung thư.

Nếu thiếu nữ ở tuổi đôi mươi, tự phát hiện thấy trong núi đôi có một vài cục tròn, cỡ nhân lạc hay hột nhãn, bạn hãy yên tâm vì đó là loại bướu thường gặp nhất ở các thiếu nữ, lành tính, được gọi là bướu sợi tuyến. Có thể có đôi ba cục lớn nhỏ khác nhau ở một vú hoặc ở cả hai vú có gần chục u cục, bạn hãy đến gặp bác sĩ.

Với thủ thuật nhỏ, chỉ cần gây tê, bác sĩ sẽ mổ lấy trọn một hoặc vài u cục đó đi là khỏi. Vài tháng hoặc vài năm sau, có một cục khác mọc ở chỗ khác trong vú hoặc vú kia thì vẫn là bướu sợi tuyến mọc thêm, lành tính, xử trí cũng nhẹ nhàng như lần trước là xong.

Tự nhiên trong vú có nước. Ở một vài thiếu phụ tuổi trung niên từ 40 - 50 tuổi có thể thấy một cục ở vú, to bằng đầu ngón tay cái, sờ thấy di động, đau ê ê. Đến khám bác sĩ cho biết có một nang vú rồi lấy kim chọc vào đó, hút ra vài ml nước đục, thế là bướu xẹp hẳn. Số lượng nang nhiều hay ít, to hay nhỏ tuỳ từng người. Có nang rất to, như quả ổi, có nang chỉ nhỏ như quả nho. Nang loại này không trở thành ung thư.

Áp-xe vú. Các bà mẹ sau khi sinh con và cho con bú, dễ gặp nhiễm khuẩn ở vú, dẫn đến áp-xe. Bé ngậm vú mẹ bú có thể làm trầy da dẫn đến viêm tuyến sữa. Từ đây sẽ gây áp-xe vú, nghĩa là có ổ mủ sâu trong vú. Triệu chứng là: bầu sữa căng, đau nhức và da đỏ lên, sốt, có khi rét run. Khi đó, bạn cần ngưng cho con bú ở bên vú bị bệnh, nặn bớt sữa và cho con bú bên còn lại. Bạn đến khám ở bác sĩ sản khoa, nếu đã là ổ áp-xe, thầy Thu*c sẽ rạch ổ áp-xe để tháo hết mủ ra và cho bạn uống Thu*c kháng sinh. Tuy nhiên, ở phụ nữ không cho con bú cũng bị áp-xe vú, có thể do âu yếm hơi mạnh.

Có bọc sữa trong vú. Đang cho con bú, nhiều bà mẹ sờ ngực thấy một khối tròn, mềm như trái nho, bóp nhão. Đó là một bọc sữa do sữa ứ lại vì một ống sữa bị tắc. Nếu siêu âm sẽ thấy hình ảnh bọc sữa. Trường hợp này không mổ rạch bọc sữa như mổ áp-xe mà nên ngừng cho con bú, bọc sữa sẽ nhỏ dần. Sau đó vẫn tiếp tục cho con bú, bọc sữa có thể không to thì bạn cứ tiếp tục cho con bú. Nếu bọc sữa lại to lên thì bạn đành phải thôi không cho con bú nữa.

Có vú phụ. Bình thường, phụ nữ chỉ có hai vú. Nhưng có người lại có thêm núm vú hoặc vú nhỏ, đó là vú phụ, có người có cả 2 vú phụ. Thường gặp các núm vú hoặc vú phụ nằm gần nách. Khi có kinh hoặc đang có thai, vú có thể hơi căng đau hoặc đôi khi ứa sữa. Cứ để vậy cũng không có chuyện gì.

Núm vú thụt vào trong. Núm vú thụt vào trong có thể xuất hiện ở phụ nữ mọi lứa tuổi. Nếu bị thụt từ khi vú bắt đầu phát triển gọi là bẩm sinh. Thụt núm vú còn gọi là vú đỉa vì trông giống miệng con đỉa. Nếu có vú đỉa bẩm sinh là bình thường. Nhưng ở người trước không bị thụt, nay mới thấy bị thụt núm vú thì cần cảnh giác vì chứng này có thể báo hiệu có bệnh ung thư vú. Vì vậy, bạn cần đi khám bác sĩ khi thấy núm vú bất thường so với trước đó.

Thấy nhiều hột lấm tấm ở quầng vú. Khi vú đã phát triển, trên quầng vú rải rác có nhiều hột nhỏ nhô lên gọi là các hột montgomery. Đây là các đầu ra của các ống dẫn sữa phụ. Có thể có một vài hột nhô cao hơn và hơi đau hoặc có một tí dịch ứa ra, nhất là vào lúc có thai hoặc cho con bú. Đôi khi quầng vú có một vài sợi lông, thường bị coi là mất thẩm mỹ, dễ bị chủ nhân nhổ bỏ.

Núm vú hoặc quầng vú bị lở ngứa và ứa nước. Một số chị em mặc áo nịt ngực nhỏ quá nên vú “không chịu” áo nịt ngực, mới xảy ra chứng này. Khi đó, bạn cần thay áo ngực khác rộng rãi, thoải mái hơn.

Ứa dịch đầu vú. Đôi khi bạn thấy có dịch ứa ra ở đầu vú, đó là một thứ nước trong vắt hoặc hơi trắng đục hay như sữa, thường không đáng lo. Dịch ứa ra từ một hoặc nhiều lỗ ở đầu núm vú, ở cả hai đầu vú. Hiện tượng này thường có đi, có lại trong vài tháng hoặc 1-2 năm. Chỉ khi nào ứa dịch từ một lỗ núm vú, kéo dài khá lâu, kết quả siêu âm cho biết là dãn ống sữa thì thầy Thu*c mới quyết định mổ lấy hết một ống sữa đi.

Nhìn chung, khi thấy u cục lạ ở vú, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng, điều đó giúp bạn hết lo lắng vì bệnh và phòng tránh những trường hợp ung thư mà phát hiện muộn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-ke-la-mat-doi-voi-nui-doi-18709.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều cặp vợ chồng khi bà xã ở tuổi trung niên, ông xã thì bận việc kinh doanh…hay là: “Cả ngày mải viết với văn bài/ Vẹo cả xương sườn, lệch cả vai…” thường không coi chung chăn gối là việc trọng,
  • Sốt rét là bệnh gây nên bởi ký sinh trùng Plasmodium truyền từ người sang người, nhưng gần đây các nhà khoa học còn phát hiện Thuốc kháng sinh có đóng góp không nhỏ làm tăng lây truyền bệnh sốt rét.
  • Câu hỏi: Tôi đang chuẩn bị điều trị ung thư vú, thì lại phát hiện có thai, có nên giữ thai khi tôi đã 36 tuổi, và đang mong có con đầu?
  • Quả việt quất, tỏi, hạt lanh, vân vân, đều là những thực phẩm ngăn ngừa bệnh ung thư vú hiệu quả.
  • Ở người cao tuổi (NCT), các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể như ruột, tim, gan, thận... đều đã bị suy yếu nên sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, đào thải của Thuốc kháng sinh vào cơ thể đã bị thay đổi. Do đó, việc dùng kháng sinh cần phải đặc biệt lưu ý.
  • Nếu phải uống Thuốc kháng sinh, bạn cần ăn các loại thực phẩm giàu probiotics và prebiotics bởi sự gắn kết hoàn hảo giữa chúng trong đường ruột.
  • Trầm cảm trong độ tuổi trung niên là thực tế khá phổ biến trên thế giới. Lý giải sau sẽ cho bạn biết tại sao.
  • Không chú ý tiết dục và chăm sóc tinh thần, S*nh l* thì rất dễ dẫn đến thận hư gây lưng mỏi, gối đau, hoa mắt, mất ngủ, T*nh d*c suy giảm.
  • Ung thư vú là loại ung thư rất phổ biến ở phụ nữ. Việc chụp nhũ ảnh và thăm khám vú thường xuyên giúp phát hiện khối u sớm và giúp chữa trị hiệu quả.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...