Kinh tế xã hội hôm nay

Nọc độc rắn hổ mang chúa 4,6kg ở núi Bà Đen biến mất khỏi người nạn nhân cách nào?

Đến nay, nọc độc rắn hổ mang chúa đã không còn trong cơ thể người đàn ông ở Tây Ninh và các bác sĩ sẽ tiến hành ghép da trong thời gian tới.

Ngày 5-9, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang - Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết sức khỏe anh Phạm Văn Tâm (SN 1981, quê Tây Ninh) đã ổn định, bệnh nhân đã được đưa ra khỏi Khoa Hồi sức Cấp cứu và hiện đang được điều trị, theo dõi tại Khoa Bệnh Nhiệt đới.

Theo bác sĩ nguyễn ngọc sang, quá trình điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu, bệnh nhân được lọc máu chậm liên tục 4 ngày, thay huyết tương 2 lần và truyền huyết thanh kháng nọc rắn hổ mang chúa 20 lần.

"hiện tại trong cơ thể bệnh nhân không còn nọc độc của rắn hổ mang chúa, bệnh viện đã dùng huyết thanh để kháng nọc độc và khi nọc độc tấn công cơ tim thì đã thay huyết tương, lọc máu để lấy bớt ra ngoài. phương pháp này không chỉ lấy nọc độc rắn mà còn lấy những chất chuyển hóa trong cơ thể. hiện tại nọc độc đã hết, và chúng tôi đã lên kế hoạch ghép da cho bệnh nhân" - bác sĩ sang thông tin.

Con rắn lúc bệnh nhân nhập viện

Đối với vết thương ở vùng đùi, các bác sĩ đã đặt một VAC (kỹ thuật hút chân không) để phòng tránh nhiễm trùng, giữ độ ẩm cho vết thương tốt và kích thích mô hạt mọc lên.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang chia sẻ: "Khoảng 3 đến 4 ngày sẽ thay 1 VAC và khi nào mô hạt lên tốt thì tiến hành ghép da. Nội tạng và cơ tim đã ổn định, bệnh nhân giao tiếp tốt và khả năng bệnh nhân đi lại bình thường là rất cao vì chân của bệnh nhân vẫn được giữ nguyên".

Là một trong những người giúp anh tâm thoát khỏi "lưỡi hái của thần ch*t", chở anh tâm từ nơi bị rắn cắn đến bệnh viện đa khoa tỉnh tây ninh, anh nguyễn văn then (sn 1979, tên thường gọi là thắng) rất vui mừng khi đọc được những dòng thông tin sức khỏe anh tâm tốt lên từng ngày.

Sức khỏe bệnh nhân đã ổn định

"Tôi không thể vào gặp tận mặt anh Tâm vì bệnh viện hạn chế thăm nuôi, nhưng qua báo đài tôi hay tin sức khỏe ảnh tiến triển tốt, giao tiếp tốt, tôi cảm thấy rất vui mừng. Hôm chở ảnh vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh thật lòng tôi thấy con rắn quá khổ và ảnh quằn quại tôi chỉ cầu mong phép màu đến với gia đình anh ấy" - anh Thắng nói.

Theo anh Thắng, may mắn đã mỉm cười với anh Tâm và với gia đình ấy. "Tôi không biết nói gì hơn, chỉ biết cảm ơn tất cả bác sĩ và mạnh thường quân đã chung tay cứu anh Tâm cũng như giúp gia đình anh trang trải viện phí, vượt qua mọi khó khăn" - anh Thắng chia sẻ.

Trước đó, khi bệnh nhân Phạm Văn Tâm nhập viện, bác sĩ Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã chỉ đạo các khoa liên quan tập trung nhân lực, vật lực cứu chữa cho bệnh nhân.

Phòng Công tác Xã hội - Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã giúp đỡ, tặng vợ chồng anh Tâm 2 thẻ bảo hiểm y tế. Và thông qua Phòng Công tác Xã hội, các mạnh thường quân cũng đã trực tiếp hỗ trợ gia đình bệnh nhân hơn 100 triệu đồng. Tính đến nay, các mạnh thường quân khắp nơi cũng đã hỗ trợ bệnh nhân hàng trăm triệu đồng.

Theo Người lao động

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/noc-doc-ran-ho-mang-chua-46kg-o-nui-ba-den-bien-mat-khoi-nguoi-nan-nhan-cach-nao-20200906151425635.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, việc rắn độc bất ngờ chui vào nhà, thậm chí gây Tu vong cho người xảy ra thường xuyên khiến người dân ở nhiều địa phương lo sợ.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY