Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Nỗi lo an toàn hồ, đập mùa mưa, bão

Cả nước hiện có trên 7.500 đập, hồ chứa với tổng dung tích khoảng 70,5 tỷ m3, trong đó có khoảng 1.200 hồ chứa bị hư hỏng và thiếu năng lực chống lũ chưa có nguồn kinh phí sửa chữa, nâng cấp. Đã vào mùa mưa bão, nỗi lo mất nhà, mất tài sản và thậm chí tính mạng của người dân vùng hạ du do hồ, đập thiếu an toàn đang hiển hiện...

Tiềm ẩn những nguy cơ

Những năm gần đây, biến đổi khí hậu gây mưa, lũ cực đoan diễn biến phức tạp, bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng an toàn hồ chứa. từ năm 2010 đến nay, cả nước đã xảy ra 70 sự cố đập, tập trung trong các năm 2017 (23 sự cố), 2018 (12 sự cố), 2019 (11 sự cố), gần đây nhất là sự cố vỡ đập đầm thìn, phú thọ ngày 28/5/2020.

Nếu không có phương án bảo vệ an toàn cho đập hồ ba khe, xã thượng tân lộc, huyện nam đàn (nghệ an) sẽ rất nguy hiểm cho hơn 400 hộ dân của xóm lộc tiến, xã thượng tân lộc sinh sống phía hạ du.

Còn nhớ cách đây không lâu, ống dẫn dòng thủy điện sông bung 2 bị vỡ, 228 triệu m3 nước đã cuốn trôi hoa màu, nhà cửa của hàng trăm hộ dân sống dọc sông bung, đoạn qua huyện nam giang, tỉnh quảng nam. mặc dù ống dẫn dòng thủy điện sông bung 2 cũng như các hồ đập ở nhiều địa phương chưa gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhưng những hồ đập thủy lợi, thủy điện như những “quả bom nước” có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào, đe dọa an toàn tính mạng của hàng triệu hộ dân sinh sống tại vùng hạ du.

Ông phan xuân dũng, chủ nhiệm ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của quốc hội cho biết: đập, hồ chứa nước vừa và nhỏ ở một số địa phương có nguy cơ mất an toàn cao do bị hư hỏng, xuống cấp. nhiều hồ, đập được xây dựng cách đây 30 - 50 năm điều kiện thiết kế, thi công còn hạn chế, chủ yếu là đập đất nên khả năng mất an toàn cao. nhiều hồ, đập không có quy trình vận hành khi thiết kế; không được kiểm định trước mùa mưa lũ; không có trang thiết bị quan trắc, giám sát an toàn.

Mặc dù các tỉnh đều quan tâm bố trí nguồn vốn để duy tu bảo dưỡng công trình nhưng do số lượng hồ, đập bị hư hỏng lớn nên vẫn có một số lượng hồ đập lớn hư hỏng nghiêm trọng chưa được sửa chữa, không bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ. ví dụ, ở thanh hóa còn 50% hồ xuống cấp cần phải tu sửa, trong đó có 90 hồ trong tình trạng hư hỏng nặng, 78 hồ chứa mất an toàn; hà tĩnh có 90 hồ hư hỏng, xuống cấp, 57 hồ có nguy cơ mất an toàn cao; hòa bình 544 hồ chứa có 192 hồ hư hỏng xuống cấp.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, hiện trên cả nước có 7.570 đập, hồ chứa đã đưa vào vận hành khai thác với tổng dung tích khoảng 70,5 tỷ m3. Trong đó có 401 đập, hồ chứa thủy điện; 7.169 đập, hồ chứa thủy lợi; các hồ chứa đã phát huy hiệu quả phục vụ đa mục tiêu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Bộ NN&PTNT quản lý 4 hồ chứa quan trọng đặc biệt và 1 hồ thủy lợi liên tỉnh; địa phương quản lý 8 hồ chứa thủy lợi liên tỉnh, 6.737 hồ chứa các loại và 419 đập dâng.

Cũng theo bộ trưởng nguyễn xuân cường, đến nay phần lớn các hồ chứa lớn có dung tích trên 3 triệu m3 đảm bảo an toàn và được giao cho các công ty tnhh mtv khai thác công trình thủy lợi trực thuộc ubnd cấp tỉnh quản lý, khai thác, đảm bảo năng lực quản lý, vận hành.

Với các hồ chứa thuỷ lợi vừa và nhỏ 100% là đập đất, chủ yếu được xây dựng từ những năm 70-80 của thế kỷ trước trong điều kiện kinh tế khó khăn, kỹ thuật hạn chế; thiếu kinh phí sửa chữa nâng cấp thường xuyên. các hồ chứa nước nêu trên hầu hết được giao cho huyện, xã quản lý và một số hồ chứa ở tây nguyên giao cho tổng công ty cà phê việt nam quản lý. đội ngũ quản lý đa số không có cán bộ thuỷ lợi chuyên trách, không được đào tạo chuyên môn quản lý an toàn đập nên hiệu quả quản lý hạn chế.

Công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi luôn được chính phủ, bộ nn&ptnt và các địa phương quan tâm chỉ đạo và thực hiện. giai đoạn từ năm 2003 đến nay, bằng nguồn vốn chương trình an toàn hồ chứa và các nguồn vốn khác, cả nước đã đầu tư sửa chữa được gần 900 đập, hồ chứa nước các loại với tổng kinh phí gần 16.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hiện cả nước còn khoảng 1.200 hồ chứa nước bị hư hỏng và thiếu năng lực chống lũ chưa có nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp, trong đó có 200 hồ hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, đe doạ đến tài sản, tính mạng của người dân vùng hạ du, cần đặc biệt quan tâm và xử lý cấp bách.

Nguyên nhân sự cố do ảnh hưởng của mưa, lũ dòng chảy về hồ vượt tần suất thiết kế, công trình đầu mối bị hư hỏng, xuống cấp; chủ đầu tư, các nhà thầu tư vấn thiết kế, đơn vị thi công thiếu kinh nghiệm, chủ quan không lường hết được các tình huống thiên tai khi thi công; năng lực của đơn vị quản lý chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là các hồ nhỏ được giao cho ubnd cấp huyện, xã quản lý. công tác kiểm định định kỳ an toàn đập hầu hết chưa được thực hiện, việc kiểm tra hồ đập bằng trực quan nên chưa phát hiện được ẩn họa, hư hỏng trong thân đập.

Những vấn đề đặt ra cho an toàn hồ, đập

Bộ trưởng bộ nn&ptnt nguyễn xuân cường cho biết, trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu gây mưa lũ cực đoan diễn biến rất phức tạp, mưa, lũ vượt tần suất thiết kế ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn đập, hồ chứa, trong khi năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo phục vụ chỉ đạo điều hành hồ chứa chưa đáp ứng yêu cầu.

Nhiều sông, hồ ở hà tĩnh về mùa khô thì hạn hán, nhưng mùa mưa thì luôn tiềm ẩn lũ quét, sạt lở.

Bên cạnh đó, sự suy giảm rừng đầu nguồn, thảm phủ thực vật tại lưu vực hồ chứa, số lượng hồ chứa nhiều, phân bố ở các vùng núi, xa khu dân cư, gây khó khăn cho việc đi lại kiểm tra công trình trong mùa mưa, lũ. việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi ở địa phương còn hạn chế chưa được quan tâm đúng mức, thiếu kinh phí. ứng dụng khoa học công nghệ trong hiện đại hóa quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu.

Mặt khác, tình trạng công trình bị hư hỏng xuống cấp ngày càng nghiêm trọng. Hiện nay, cả nước còn khoảng 1.200 hồ chứa bị hư hỏng và thiếu năng lực chống lũ chưa có nguồn kinh phí sửa chữa, nâng cấp, trong đó có 200 hồ bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Ở vùng hạ du các hồ chứa thường có mưa lũ lớn, cực đoan có nguyên nhân từ phát triển kinh tế xã hội, thay đổi của kết cấu hạ tầng; lấn chiếm phạm vi lòng dẫn, uy hiếp đến an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi ở mức độ ngày càng cao… một số địa phương phân cấp và tổ chức quản lý, khai thác chưa phù hợp với quy định, vẫn giao hồ đập lớn và vừa cho ubnd cấp xã quản lý.

Từ những nguyên nhân trên, bộ trưởng bộ nn&ptnt nguyễn xuân cường cho biết: bộ đang phối hợp với các địa phương đầu tư sửa chữa, nâng cấp 1.200 hồ chứa bị hư hỏng và thiếu năng lực chống lũ chưa có nguồn kinh phí sửa chữa, nâng cấp, đặc biệt 200 hồ bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. đẩy nhanh tiến độ sửa chữa 450 hồ chứa thuộc dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập; hàng năm, bố trí kinh phí để bảo trì, sửa chữa nâng cấp các đập, hồ chứa thủy lợi theo quy định.

Về giải pháp phi công trình, thực thi nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo quy định của luật thủy lợi, nghị định 114/2018/nđ-cp và các quy định khác có liên quan. kiện toàn, củng cố tổ chức quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi đảm bảo đáp ứng năng lực theo quy định của luật thủy lợi, nghị định số 67/2018/nđ-cp; điều chỉnh phân cấp quản lý, khai thác phù hợp với quy định và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân. hiện đại hóa công tác quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi; tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng chương trình khoa học công nghệ ứng dụng chuyển giao công nghệ về an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo mưa lũ hướng đến vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế đáp ứng yêu cầu sử dụng nước, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du đập. bố trí kinh phí và chỉ đạo hoạt động của hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước hàng năm để quyết định phương án tích nước và giải pháp bảo đảm an toàn cho hồ đập bị hư hỏng, có nguy cơ mất an toàn.

Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân về an toàn đập, hồ chứa nước; đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.

Theo phó chủ tịch quốc hội phùng quốc hiển, chúng ta cần xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh nguồn nước đến năm 2045 và tầm nhìn đến cuối thế kỷ 21. bố trí nguồn lực, phân kỳ đầu tư, huy động sức mạnh của quốc gia và sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để tổ chức thực hiện tốt các chiến lược này. nâng cao trách nhiệm và tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong quản lý nhà nước về an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập, tránh chồng chéo.

Rà soát lại việc phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương về quản lý nguồn nước và an toàn hồ đập. hoàn chỉnh việc xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước, giám sát hoạt động khai thác, quy chế vận hành các hồ đập thủy lợi, thủy điện đảm bảo phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và tiêu thoát lũ.

Nghiên cứu, đề xuất các phương án thực hiện liên thông giữa các hồ, các công trình thủy lợi ở từng địa phương, tiến tới khu vực, vùng miền và toàn quốc để có thể xây dựng mạng lưới thủy lợi quốc gia trong tương lai, để chủ động phân phối nước, đưa nước từ nơi thừa sang nơi thiếu, chủ động tiêu thoát nước, xả lũ, ngăn mặn, giữ ngọt.

Theo VIẾT TÔN (Báo Tin Tức)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo An Giang (https://baoangiang.com.vn/noi-lo-an-toan-ho-dap-mua-mua-bao-a283193.html)

Chủ đề liên quan:

an toàn hồ đập mùa mưa nỗi lo

Tin cùng nội dung

  • Tuổi càng cao, con người càng có xu hướng muốn gần nhau hơn trong đó bao gồm cả mong muốn một đời sống T*nh d*c có chất lượng.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Từ xa xưa nhân dân ta đã biết nhuộm màu thực phẩm từ những nguyên liệu thực vật như gấc, nghệ, dành dành, ớt, cà chua... để tạo ra tính hấp dẫn cho món ăn và làm tăng cảm giác ngon miệng.
  • Các món nướng như thịt xiên nướng, chân gà nướng, lòng nướng, nầm nướng… luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, món nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.
  • (Mangyte) - Em thấy cổ họng đau nhưng chưa dám uống Thu*c vì phải chờ kết quả xem có thai hay không.
  • Trước đây, khi nói đến rối loạn cương dương hay chứng “trên bảo dưới không nghe”, người ta thường nghĩ rằng đó chỉ là vấn đề của quý ông luống tuổi.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY