Do còn tồn dư chất bảo vệ thực vật sau sử dụng nên bao, gói thu*c bảo vệ thực vật được xếp vào nhóm các chất thải nguy hại. bởi vậy, quá trình thu gom, xử lý đối với bao, gói thu*c bảo vệ thực vật được bộ tài nguyên và môi trường (tnmt) quy định, sau khi được thu gom về các bể chứa, lưu chứa không quá 12 tháng, chủ nguồn phát thải nguy hại phải ký hợp đồng với cơ sở đủ điều kiện xử lý chất thải nguy hại để tiêu hủy.
Bộ TNMT cũng quy định, bao, gói Thu*c bảo vệ thực vật không được chôn lấp, được đốt thủ công ngoài môi trường tự nhiên bởi những vỏ bao, gói bị đốt không đúng quy cách sẽ sinh ra chất dioxin…
Bà Nguyễn Thị Hoài (xã An Hòa, huyện An Dương) cho biết, mặc dù các cánh đồng đều có bể chứa bao, gói Thu*c bảo vệ thực vật để bảo vệ môi trường nhưng không ít người dân sau sử dụng Thu*c trừ sâu vẫn “tiện đâu vứt đấy”, vứt bỏ chai, gói Thu*c bảo vệ thực vật trên vệ cỏ ven đồng. Hàng năm, hội nông dân xã lại phát động phong trào thu gom vỏ bao bì đưa về lưu giữ tại các bể chứa trước khi đem đi đốt.
Khảo sát của cơ quan chức năng cho thấy, so với 5 năm trước, một số vùng rau chuyên canh trên địa bàn hải phòng chi phí cho phân hóa học tăng 2,2 lần, chi phí thu*c bảo vệ thực vật tăng 3,2 lần trên 1ha. theo đó, lượng vỏ bao bì là chất thải nguy hại còn dư lượng thu*c bảo vệ thực vật sau quá trình sử dụng cũng tăng tương ứng. theo báo cáo từ ubnd tp hải phòng, hàng năm, người dân sản xuất nông nghiệp thải ra môi trường từ 10 - 15 tấn vỏ bao bì thu*c bảo vệ thực vật.
Trong một báo cáo của Hội Nông dân TP Hải Phòng, vỏ bao bì, chai, lọ chứa hóa chất bảo vệ thực vật không chỉ được vứt bỏ ngoài các cánh đồng, người dân còn bỏ lại ngay tại các đoạn sông đầu nguồn nước sinh hoạt của Hải Phòng, gây ô nhiễm nguồn nước thủy lợi, nguồn nước ngầm trong lòng đất.
Từ năm 2013, trước khi bộ tnmt, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có thông tư liên tịch số 05/2016 quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý bao gói thu*c bảo vệ thực vật sau sử dụng, hội nông dân tp hải phòng đã thí điểm mô hình xây dựng bể thu gom vỏ bao bì thu*c bảo vệ thực vật tại khu vực nông thôn để thu gom, lưu giữ trước khi xử lý. đến nay, hội nông dân tp hải phòng đã phối hợp cùng các ngành chức năng, vận động hội viên, tài trợ xây dựng được 3.200 bể xi măng tại các cánh đồng.
Tuy nhiên, việc xây dựng bể thu gom, thu gom vỏ bao bì thu*c bảo vệ thực vật chỉ là công đoạn đầu của việc xử lý chất thải nguy hại. theo quy định tại thông tư 36/2015/tt-btnmt của bộ tnmt, việc xử lý bao gói thu*c bảo vệ thực vật phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện xử lý chất thải nguy hại.
Tuy nhiên, theo đại diện hội nông dân tp hải phòng, hội chỉ vận động, phát động ngưởi dân đưa, thu gom vỏ bao bì thu*c bảo vệ thực vật vào bể chứa. việc xử lý bao, gói thu*c bảo vệ thực vật thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương. thực tế, sau khi đưa vào bể chứa, vỏ bao bì được đem chôn tại các bãi rác tạm. thậm chí, nếu vỏ bao bì khô ráo sẽ được đốt ngay tại chỗ.
Theo ghi nhận của ubnd tp hải phòng, trong tổng số 96 xã, phường, thị trấn có phát thải nguồn chất thải nguy hại từ sản xuất nông nghiệp mới có 4 xã xây dựng được 352 bể thu gom chất thải nguy hại đạt yêu cầu, xử lý được khoảng 2 tấn vỏ bao bì thu*c bảo vệ thực vật đúng quy định. như vậy, hàng năm vẫn còn cả chục tấn vỏ bao bì thu*c bảo vệ thực vật chưa được xử lý đúng quy định. lượng lớn chất thải nguy hại là vỏ bao bì thu*c bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp chưa được xử lý theo quy định.
Số lượng rác thải nguy hại này vẫn được người dân hoặc các đội thu gom rác thải nông thôn đưa đi chôn lấp tự phát tại các bãi chôn lấp lộ thiên ở các xã, đem đốt không đúng quy định gây phát thải chất thải độc hại ra môi trường.
Nguyên nhân của tình trạng này là do những năm qua tp hải phòng chưa bố trí kinh phí để thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại từ vỏ bao bì thu*c bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.
Trước thực trạng đó, hải phòng đã xây dựng đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến 2050. theo đề án, trong thời gian tới, hải phòng sẽ bố trí kinh phí, tăng cường hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý thất thải là bao bì thu*c bảo vệ thực vật. hải phòng cũng yêu cầu các địa phương phải chấm dứt ngay việc tự xử lý chất thải nguy hại là bao bì thu*c bảo vệ thực vật sau sử dụng bằng hình thức chôn lấp hoặc đốt không đúng quy định.