Nnghiên cứu thống kê này do một nhóm chuyên gia Bộ Y tế thực hiện, trên nhóm người nhiễm trong độ tuổi 20-59, kết quả đưa ra ngày 14/4.
Các chuyên gia cũng phát hiện đa số bệnh nhân nhiễm nCoV do tiếp xúc rất gần và không đeo khẩu trang khi nói chuyện. Nhóm dễ bị nhiễm có đặc điểm tương tác xã hội nhiều. 43% trường hợp nữ lây cho nữ, 10% là nam lây cho nam.
Theo Phó giáo sư Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế, số liệu phân tích nhóm dễ bị nhiễm rất hữu ích. Các ca nhiễm ghi nhận tại một số vùng nguy cơ cao như thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh, và Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho thấy rõ bệnh lan rộng ở nhóm người dân lao động.
"Họ ít được đảm bảo về mặt vệ sinh, vật chất để phòng bệnh và khám, chữa bệnh. Ngoài ra, họ ít tiếp cận nguồn thông tin chính thống nên còn lơ là phòng dịch", ông Nga nói.
Về số liệu nữ gmắc Covid-19 nhiều hơn nam, ông cho rằng "con số này chưa có nhiều ý nghĩa, cần nghiên cứu thêm".
Theo ông, Việt Nam đã kiểm soát dịch bệnh rất tốt, nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch khi xuất hiện các ca nhiễm mới ở cộng đồng. Do vậy, các ca nhiễm được ghi nhận rải rác, chủ yếu là người bệnh nhập cảnh. Trong tổng số người nhiễm, người nhập cảnh hiện chiếm hơn 60%
Từ phân tích này, các chuyên gia y tế khuyến cáo tiếp tục các biện pháp phòng dịch bệnh gồm đeo khẩu trang và vệ sinh tay, giãn cách xã hội, đặc biệt là tăng cường tuyên truyền đến nhóm người dân lao động, mạnh tay xử lý các ổ dịch.