Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nữ phóng viên đầu tiên tại Việt Nam nhiễm virus Corona sau khi phỏng vấn bệnh nhân 148

nữ phóng viên đầu tiên tại Việt Nam nhiễm chủng virus Corona mới (SARS-CoV-2) sau khi phỏng vấn bệnh nhân 148.

Bộ Y tế cho biết, tính tới 18h chiều nay, Việt Nam đã ghi nhận thêm 9 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam lên 188.

Trong số này có 4 trường hợp được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, 3 trường hợp có thời gian sống trong cộng đồng và 2 trường hợp liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh nhân thứ 180 là nữ, 27 tuổi, sống ở Hợp Thành, Mỹ Đức, Hà Nội.

Bệnh nhân là du học sinh tại Pháp (quá cảnh Thái Lan) về Nội Bài ngày 20/3 trên chuyến bay TG564, được cách ly tập trung tại Lữ đoàn 241- Quỳnh Lưu - Nho Quan - Ninh Bình.

Bệnh nhân thứ 181 là nam, 33 tuổi, sống ở Hà Nội, từ Thái Lan về Việt Nam ngày 20/3 trên chuyến bay TG564, được cách ly tập trung tại Lữ đoàn 241- Quỳnh Lưu - Nho Quan - Ninh Bình.

Bệnh nhân thứ 182 là nữ, 19 tuổi, sống ở Hà Nội, là du học sinh từ Thụy Sỹ (quá cảnh) Thái Lan về Nội Bài ngày 20/3 trên chuyến bay VN618, được cách ly tập trung tại Lữ đoàn 241- Quỳnh Lưu - Nho Quan - Ninh Bình.

Hiện cả 3 trường hợp trên đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình và có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, tình trạng sức khỏe ổn định.

Bệnh nhân thứ 183 là nữ, 43 tuổi, sống ở Trung Hòa, Cầu Giấy, là phóng viên có tiếp xúc gần (phỏng vấn) với bệnh nhân số 148 ngày 12/3.

Bệnh nhân thứ 184 là nữ, 43 tuổi, sống ở Cao Minh, huyện Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, từ Nga về Việt Nam trên chuyến bay SU290 nhập cảnh tại Nội Bài ngày 25/3.

Khu vực cách ly. Ảnh: Minh Thúy

Bệnh nhân thứ 185 là nam, 38 tuổi, sống ở Đông Lao, Đông La, Hoài Đức.

Bệnh nhân đã điều trị 8 ngày tại khoa Thần Kinh bệnh viện Bạch Mai.

Đến ngày 19/3, bệnh nhân ra viện về nhà. Ngày 24/3, bệnh nhân xuất hiện biểu hiện ho nên đã được lấy mẫu xét nghiệm.

Ngày 29/3, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân dương tính với virus SARS-COV 2.

Bệnh nhân thứ 186 là nữ, 52 tuổi, quốc tịch Pháp, là vợ của bệnh nhân số 76, đến Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 10/3 trên chuyến bay TK162.

Từ ngày 10/3-16/3, bệnh nhân đi qua TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội An và Huế.

Ngày 16/3, bệnh nhân đến Ninh Bình và được lấy mẫu xét nghiệm.

Bệnh nhân thứ 187 là nam, 30 tuổi, quốc tịch Mỹ, sống ở Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.

Bệnh nhân từ nước ngoài về sân bay Nội Bài trên chuyến bay VN0054 ngày 13/3.

Từ ngày 13/3 đến ngày 19/3, bệnh nhân tự cách ly ở nhà và có tiếp xúc gần với 4 trường hợp người Việt Nam và 5 trường hợp người nước ngoài ở cùng tòa nhà.

Ngày 22/3, bệnh nhânđược lấy mẫu sàng lọc. Ngày 25/3 có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-COV 2.

Bệnh nhân thứ 188 là nữ, 44 tuổi, quê ở xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Bệnh nhân là nhân viên của Công ty Trường Sinh cung cấp nước sôi cho Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân ở cùng, tiếp xúc gần với bệnh nhân số 169.

Ngày 22/3, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho, đau rát họng. Ngày 14/3, bệnh nhân có về quê ăn giỗ, sau đó quay lại làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở Giải Phóng và ngủ nghỉ tại đó, không đi đâu khỏi Bệnh viện Bạch Mai.

Hiện cả 6 trường hợp trên đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, tình trạng sức khỏe ổn định.

Bệnh viện Bạch Mai

Chiều 29/3, GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - cho biết: Khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện Bạch Mai vẫn đang hoạt động, tất cả các bệnh nhân chạy thận nhân tạo trong bệnh viện đã kê khai y tế, dịch tễ, cam kết tự cách ly theo đúng hướng dẫn. Bệnh viện cũng đã thống nhất với các phường, nơi có bệnh nhân thận nhân tạo sinh sống, phối hợp giám sát bệnh nhân chạy thận xong phải về nhà, khi vào bệnh viện chạy thận đi theo lối riêng, có nhân viên hướng dẫn, tuyệt đối không đi lại trong bệnh viện. Những biện pháp này nhằm giảm nguy cơ đưa nguồn từ nhiễm bệnh từ ngoài vào bệnh viện.

Theo TS. Dương Đức Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: Tối 28/3 Bệnh viện Bạch Mai đã cùng quân đội di chuyển gần hết số lượng người nhà của bệnh nhân trong bệnh viện đi cách ly tập trung tại Láng Hòa Lạc (Hà Nội). Tại bệnh viện chỉ còn lại một số ít người nhà của những bệnh nhân có nguy cơ Tu vong. Tất cả những người này đều được kiểm soát chặt chẽ và có khu vực riêng.

Bệnh viện Bạch Mai đã lấy trên 7.000 mẫu xét nghiệm của nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân, nhân viên dịch vụ tại Bệnh viện Bạch Mai. Đến 17h ngày 29/3, trên 5.000 mẫu đã được xét nghiệm xong và cho kết quả âm tính. Cho đến thời điểm này không có thêm nhân viên y tế nào của Bạch Mai mắc bệnh.

Bệnh viện Bạch Mai hiện có 793 bệnh nhân đang được điều trị, trong số đó 353 người có thể ra viện, 137 bệnh nhân có thể được chuyển xuống tuyến dưới, 198 bệnh nhân nặng không thể di chuyển ra khỏi Bệnh viện Bạch Mai nếu không có phương tiện hỗ trợ.

Quán Bar Buddha

Theo thông tin lúc 18h ngày 29/3 từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, đã có 198 người liên quan tới quán Bar Buddha được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm, kết quả cho thấy 11 ca dương tính với SARS-COV-2, 154 ca âm tính với virus SARS-COV-2, 33 trường hợp còn lại đang chờ kết quả.

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/nu-phong-vien-dau-tien-tai-viet-nam-nhiem-virus-corona-sau-khi-phong-van-benh-nhan-148-385170.html)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY