Hồi đó, gia đình nhà thơ phan thị thanh nhàn ở làng yên phụ, sát hồ tây, phía sau nhà, cạnh cửa sổ có một cây bưởi. nữ thi sĩ có người em trai là nguyễn hữu khải, anh khải có tình cảm với cô bé hàng xóm – cũng là bạn học cùng lớp với anh.
Mỗi chiều học bài ở nhà, khải thường mở cửa sổ để dõi mắt sang nhà cô hàng xóm. mỗi độ tháng 3, hoa bưởi nở trắng cành, ngát hương, anh khải thường hái hoa tặng bạn gái và chị gái mình để nhà thơ phan thị thanh nhàn mang đến cơ quan.
Cuối năm 1968, anh khải lên đường nam tiến. tối hôm trước ngày lên đường, làng nước, hàng xóm, khối phố đến chia tay khải rất đông. cô bé nhà bên cũng ngập ngừng sang chia tay khải với một chùm hoa bưởi giấu trong chiếc khăn tay e ấp và bối rối.
Vì trong nhà không còn chỗ ngồi, hai đứa đã dắt nhau ra ngồi ở góc sân sau tự tình, nhưng thực ra cũng chỉ đứng lặng lẽ bên nhau không nói được câu nào. Hoa bưởi vẫn cầm trong tay vì “anh không dám xin, cô gái chẳng dám trao”....
Hình ảnh nồng nàn và trong trẻo đó chính là cảm xúc khiến nữ thi sĩ viết bài thơ hương thầm vào năm 1969 và cũng năm đó, hương thầm được giải nhì báo văn nghệ và trở thành một trong những bài thơ hay trong thời kỳ chống mỹ.
Hương thầm được phát sóng trên đài tiếng nói việt nam qua giọng ngâm thơ tuyệt hảo của nghệ sĩ linh nhâm, hương thầm đã lay động hàng triệu trái tim thanh niên nam nữ từ miền ngược đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành phố của cả hai miền nam- bắc.
Từ chiến trường xa xôi, anh nguyễn hữu khải đã nghe được bài thơ đó, với niềm xúc động vô bờ. năm 1972, anh khải đã viết thư về cho chị: “chị ơi! em được nghe linh nhâm ngâm bài thơ “hương thầm” trên đài mà sao lòng em xao xuyến, bồi hồi. em đã không ngủ được, một mình khóc thầm suốt đêm vì hoàn cảnh của bài thơ sao nó giống hoàn cảnh của em đến thế, chỉ có điều em không biết tác giả bài thơ là ai?”
Một điều trớ trêu và đau đớn đến tận cùng là nhà thơ phan thị thanh nhàn chưa kịp viết thư trả lời em thì anh khải đã hy sinh mà không biết rằng, đó chính là bài thơ người chị ruột làm tặng cho mình...