Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nước đậu đen là thuốc quý nhưng 5 nhóm người dùng thì dễ suy nhược, bệnh thêm trầm trọng

5 nhóm người này không nên uống nước đậu đen nếu muốn cơ thể luôn khỏe mạnh.

Dân gian ta có câu: "Mùa hè không thể thiếu đậu đen". Quả thực, đậu đen rất xứng đáng được ăn nhiều vào mùa nắng nóng. Bên cạnh vai trò giải nhiệt, đậu đen còn bổ sung nguồn dinh dưỡng giúp cơ thể tránh mệt mỏi, uể oải, lại còn tăng sinh collagen và giảm cân.

Mặc dù vậy, cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) nhấn mạnh, không phải ai cũng có thể sử dụng đậu đen. Trong nhiều trường hợp, sử dụng đậu đen không còn là thuốc quý của mùa hè nữa mà bỗng hóa "thuốc độc"'.

Không phải ai cũng có thể sử dụng đậu đen.

Đậu đen là thuốc quý của mùa hè nhưng 5 nhóm người sau dùng thì hóa "thuốc độc"

1. người huyết áp thấp uống nước đậu đen

Nếu như nước đậu đen được coi là món đồ uống lý tưởng cho người bị tăng huyết áp thì nó chẳng khác nào "thuốc độc" nếu người huyết áp thấp dùng thường xuyên.

Theo lương y bùi hồng minh, trong nước đậu đen có chứa nhiều kali, người huyết áp thấp dùng đều sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt. nhiều người còn có biểu hiện tứ chi lạnh, đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy cần phải dừng ngay kẻo hối hận.

2. Người có cơ thể hàn lạnh, đang bị tiêu chảy

Với đặc tính giải nhiệt tốt, người có cơ thể hàn lạnh, đang trong tình trạng bị tiêu chảy lại dùng đậu đen thì sẽ càng thêm nặng. Đậu đen rất mát, uống lúc này thậm chí có tính hàn cao, cơ thể đang lạnh sẽ thêm lạnh, đau bụng, tiêu chảy có thể diễn ra nhiều hơn.

Người có cơ thể hàn lạnh, đang bị tiêu chảy không nên dùng đậu đen.

3. Người đang phải uống thuốc

Khi đang trong thời gian điều trị, phải uống thuốc, nếu bạn uống đậu đen thường xuyên thì đừng mong khỏi bệnh nhanh. Nguyên nhân bởi đậu đen có khả năng tương tác với các thành phần của thuốc, làm giảm tác dụng chữa bệnh.

Ngược lại, thuốc khi đi vào cơ thể cũng sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng trong đậu đen. Các chất dinh dưỡng như protein, canxi, vitamin và khoáng chất... trong đậu đen sẽ không được hấp thu.

Đây là kiểu dùng đậu đen hại cả đôi đường nhưng nhiều người tưởng được lợi gấp 2, hãy thay đổi gấp.

Đậu đen có khả năng tương tác với các thành phần của thuốc, làm giảm tác dụng chữa bệnh.

4. Người già và trẻ nhỏ

Uống nước đậu đen đều đặn giúp giải nhiệt, với chị em còn tăng sinh collagen và giảm cân nhanh. Tuy nhiên, người già và trẻ nhỏ, người có thể trạng thiếu, hệ tiêu hóa kém sẽ tuyệt đối không sử dụng đậu đen tùy tiện.

Nhóm người này có thể uống nước đậu đen với tần suất mỗi tuần 1-2 lần, mỗi lần 1 cốc nhỏ. Không nên ăn đậu đen vì hàm lượng protein trong loại đậu này cao. Dùng thường xuyên có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, cơ thể bị suy nhược.

5. Người có vấn đề ở thận

Với đặc tính lợi tiểu, uống nước đậu đen không được các chuyên gia khuyến cáo dành cho những người có thận yếu hay có các vấn đề ở thận. Nếu dùng nước đậu đen thường xuyên, thận sẽ quá tải, vô tình khiến bệnh tình thêm trầm trọng.

Uống nước đậu đen không được các chuyên gia khuyến cáo dành cho những người có thận yếu hay có các vấn đề ở thận.

Trong một số bài thuốc Đông y, đậu đen vẫn được sử dụng để hỗ trợ chứng thận yếu, tăng cường khả năng T*nh d*c. Tuy nhiên, các chuyên gia Đông y luôn kết hợp với những vị thuốc khác và dùng có liều lượng hợp lý chứ không uống nước đậu đen liên tục.

2 "không" khi dùng đậu đen giúp giải nhiệt, tránh gây hại sức khỏe dù bạn là ai

1. Không đãi bỏ vỏ đậu đen

Vỏ đậu đen là thành phần giúp giải nhiệt.

Vỏ đậu đen có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Trong Đông y, vỏ đậu đen là thành phần giúp giải nhiệt. Trong y học hiện đại, đây là nơi chứa các chất chống oxy hóa quan trọng để phòng chống ung thư...

Nếu đãi bỏ vỏ đậu đen trong quá trình chế biến thì vô tình làm mất những công dụng quan trọng nhất. Thứ bạn nhận được chỉ còn là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.

2. Không dùng đậu đen kèm rau bina, sữa...

Rau bina giàu chất sắt, trong khi sữa giàu canxi. Nếu uống nước đậu đen kết hợp với những thực phẩm này sẽ gây phản tác dụng. Nguyên nhân bởi đậu đen giàu phytates sẽ phản ứng với thực phẩm giàu sắt, canxi. Tuyệt đối không dùng kết hợp những món này kẻo rước họa.

https://afamily.vn/nuoc-dau-den-la-thuoc-quy-nhung-5-nhom-nguoi-dung-thi-de-suy-nhuoc-benh-them-tram-trong-2022061516301688.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nuoc-dau-den-la-thuoc-quy-nhung-5-nhom-nguoi-dung-thi-de-suy-nhuoc-benh-them-tram-trong-2022061516301688.chn)

Tin cùng nội dung

  • Những người sử dụng quá liều thay vì tăng khả năng phòng chống bệnh lại có một vài người bị ung thư.
  • Từ xa xưa, ông bà ta đã có những “bí kíp” chữa các loại bệnh thông thường… không giống ai, nhưng lại rất hay và hiệu quả.
  • Hầu hết người cao tuổi (NCT) bị tăng huyết áp nhưng có một tỷ lệ nhất định lại bị bệnh huyết áp thấp nên rất dễ bỏ qua. Huyết áp thấp cũng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm không khác gì với bệnh tăng huyết áp, vì vậy cần hết sức cảnh giác.
  • Ở người bình thường có chỉ số huyết áp trung bình bằng 120/80mmHg, vì vậy người trưởng thành nào mà có chỉ số huyết áp thấp hơn huyết áp trung bình (lúc nghỉ ngơi thoải mái) thì có thể gọi là huyết áp thấp, tức là dưới 120/80mmHg, nặng hơn là dưới 90/60mmHg.
  • Trong đại đa số trường hợp, người cao tuổi (NCT) thường bị tăng huyết áp. Đây là nguy cơ lớn dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có người lại rơi vào tình trạng huyết áp thấp.
  • Có một số người không nhỏ thường xuyên bị huyết áp thấp. Đó là không kể những bệnh nhân bị hạ huyết áp đột ngột phải vào cấp cứu.
  • Nhiều người vẫn nghĩ rằng cao huyết áp mới gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng sự thật huyết áp thấp cũng được gọi là sát thủ thầm lặng, đe dọa tính mạng.
  • Huyết áp thấp là huyết áp luôn luôn ở con số thấp hơn đa số người bình thường cùng lứa tuổi. Huyết áp tâm thu nhỏ hơn 100mmHg được coi là huyết áp thấp.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Những phương Thu*c đã được nghiên cứu theo dõi ở Trung Quốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY