Việt nam ta nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, hết lũ tràn lại đến nắng đốt. để thích ứng với môi trường sống khắc nghiệt ấy, nhân dân ta đã biết ứng dụng nhiều loài thảo mộc sẵn có trong tự nhiên để tăng cường khả năng chống chịu của cơ thể, đảm bảo sức khỏe lao động sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. nếu như ở khu vực bắc miền trung, người dân biết dùng lá cây vối để uống thay trà quanh năm, đặc biệt vào mùa nắng để tránh mất nước, kích thích ngon miệng và phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa; thì ở các tỉnh trung và nam trung bộ, đồng bào ta lại hay dùng các loại đậu như: đậu săng, đậu ván, cây chùm rụm nấu thành trà uống thay nước mỗi ngày.
Hẳn trong chúng ta, đặc biệt những người con của dải đất miền trung, sẽ không bao giờ quên được những mùa hè mà cái nóng được ví như “đổ lửa”, nắng như “bửa vào đầu”, hay “nắng như rang”. dưới cái nóng như thiêu như đốt ấy, công việc đồng áng càng trở nên cực nhọc hơn bao giờ hết và là thách thức thật sự đối với sức chịu đựng của cơ thể người. không ít bà con sau một ngày làm việc lam lũ, tối về đến nhà, chưa kịp cơm cháo gì thì người đã nóng sốt hầm hập, mặt phừng đỏ, da nóng ran, miệng khô khát, cảm giác chẳng khác nào đang đứng gần một ngọn lửa cháy hừng hực.
Lại có người, sau cả ngày ngoài nắng nóng, về đến nhà đột nhiên bụng sôi lâm râm, không đau đớn gì cả nhưng cứ muốn đi đại tiện luôn luôn. Một ngày đi mấy chục lần, phọt thành dòng, chỉ toàn thấy nước lợn cợn như nước vo gạo, khắm mùi hôi tanh. Càng uống Thu*c cầm tiêu chảy thì càng đi mạnh. Tay chân bải hoải, miệng khô khát, chẳng thiết ăn uống làm lụng gì.
Khổ sở nhất có lẽ là trẻ em. Nhiệt độ tăng cao, không khí khô rát, mà trẻ con thì hiếu động hay đùa nghịch, nên cơ thể càng thêm mất nước, da dẻ càng khô. Rôm sảy, mụt nhọt cứ thế thi nhau mọc lên, thành từng đám ở cổ lưng ngực, gây ngứa rát. Không chịu nỗi, chúng đưa tay gãi rách cả da thịt. Thậm chí có đứa không chịu nổi còn lên cả cơn sốt, rồi bỏ ăn bỏ chơi.
Trong cái khó lại ló cái khôn, ông bà ta thường nói “trời sinh voi sinh cỏ”, ý muốn nói vạn vật cây cỏ trên mặt đất đều sinh ra theo mùa chắc là có ý nghĩa của chúng. Chả thế mà mùa hè nóng thì đậu ván chín vàng, cây đậu săng thì xanh mướt mà sai quả, còn cây bùm sụm thì lá xanh bóng chẳng khác nào người ta thoa mỡ, trong khi những loài cây khác thì đa phần khô héo hoặc chẳng có hoa quả gì, vì chỉ lo tồn tại còn không xong lấy đâu ra hoa kết quả. Mà cũng lạ, cứ hè đến là các vật nuôi ăn cây cỏ cũng thích ăn những loại quả, cây này hơn các mùa khác, dù thiếu nước uống thì chúng vẫn khỏe mạnh. Quan sát thấy điều đó, ông bà ta đã thử dùng những loại hạt và cây này để uống.
(còn gọi là đậu cọc rào, có tên khoa học là Cajanus cajan ( L.) Millsp, họ Ðậu - Fabaceae.) vốn mọc hoang, sau được dân đem về trồng hàng rào. Theo y văn phương Đông, đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch. Trị cảm sốt, mụn nhọt.
(còn có tên là chùm rụm, cườm rụng, tên khoa học: Carmona microphylla (Lam.). Don (Ehretia buxifolia Roxb.), họ Chùm rụm - Ehretiaceae.), cũng là cây mọc hoang, dân thường trồng để cắt tỉa thành hàng rào trang trí và tạo hình các con thú để làm kiểng. Thân cành lá bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu.
(hay còn gọi là bạch biển đậu, tên khoa học: Dolichos labab Lin, họ Đậu - Fabaceae) có vị ngọt, hơi ôn, không độc, vào hai kinh tỳ và vị. Chủ trị hòa trung, hạ khí, dùng làm Thu*c bổ tỳ vị, chỉ tả lỵ phiền khát.
Ba loại trên, có hai cách kết hợp: hoặc bùm sụm với đậu săng, hoặc bùm sụm với đậu ván. Mỗi loại đều 10 - 30g, phơi khô, sao vàng, nấu thành trà uống trong ngày thay nước. Loại nước này có màu vàng ngà, mùi thơm ngọt dễ chịu, uống vào dịu mát cổ họng, lại kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Đặc biệt, chị em phụ nữ ở quê rất ưa dùng, vì nó giúp cho làn da luôn ẩm mát, lỗ chân lông săn khít, da thịt mịn màng hồng hào, lại có tác dụng làm thon chắc vùng bụng, giảm béo cho cơ thể, nhất là sau khi sinh em bé.
Chủ đề liên quan:
bảo vệ sức khỏe cơ thể người đảm bảo sức khỏe đường tiêu hóa mùa nắng nóng nước mát bổ nước mát dập lửa hè sức chịu đựng