Liên quan đến thông tin phản ánh một số hộ nuôi lươn tại Nghệ An sử dụng Thuốc Tr*nh th*i cho lươn ăn nhằm hạn chế quá trình sinh sản...
Liên quan đến thông tin phản ánh một số hộ nuôi lươn tại Nghệ An sử dụng
Thuốc Tr*nh th*i cho lươn ăn nhằm hạn chế quá trình sinh sản, giúp lươn tăng trưởng nhanh. Thông tin này đang gây ra những lo lắng về sức khỏe của người tiêu dùng cũng như thương hiệu “Lươn xứ Nghệ”. Ngày 13/10, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống, ông Trần Hữu Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An phụ trách lĩnh vực thủy sản cho biết, đã nắm được thông tin và cử tổ công tác đi kiểm tra xác minh, ngay sau khi có kết quả kiểm tra sẽ trả lời báo Sức khỏe&Đời sống.
Dư luận đang chờ một nguồn thông tin xác thực từ cơ quan chức năng để an tâm và cũng không làm ảnh hưởng đến các hộ nuôi lươn vốn vẫn bấp bênh... Thông tin này là logic, bởi người ta biết rằng lươn là loài lưỡng tính, đến chu kỳ sinh sản, một số lươn sẽ biến đổi thành lươn cái. Thông thường lươn đực sẽ phát triển nhanh hơn lươn cái nếu như chăm sóc đúng và đạt yêu cầu. Chu kỳ sinh sản của lươn thường vào tháng 2 âm lịch. Vì vậy, theo lý thuyết thì người nuôi lươn sử dụng
Thuốc Tr*nh th*i nhằm gây ức chế, ngăn chu kỳ biến đổi của lươn để số lươn này đều là lươn đực nhằm tăng trưởng nhanh hơn. Chứ cũng không phải để “vỗ béo” lươn trước khi bán như nhiều nguồn thông tin.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, ông Trần Văn Sâm, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Hưng Nguyên, cũng khẳng định, không có chuyện nuôi lươn hay vỗ béo lươn bằng
Thuốc Tr*nh th*i như tin loan truyền. “Vừa qua một số trang mạng loan tin rằng nuôi, vỗ béo lươn bằng
Thuốc Tr*nh th*i phản ánh trên địa bàn huyện chúng tôi, tôi khẳng định không bao giờ có chuyện đó” - ông Sâm nhấn mạnh.
Tuy nhiên, câu chuyện thực phẩm “ngậm” kháng sinh, hormon, Thuốc tăng trưởng... không chỉ cá biệt ở con lươn mà nó khá phổ biến trong ngành chăn nuôi và nó đã được cảnh báo trong dịp hưởng ứng Ngày Sức khỏe thế giới đầu tháng 4 năm nay.
Liên quan đến vấn đề này, kỹ sư Trần Trung Thành - Trưởng phòng Kỹ thuật khuyến ngư (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An) cho biết: “
Thuốc Tr*nh th*i là chất cấm sử dụng trong quá trình nuôi lươn, vì sẽ không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Chúng tôi đã khuyến cáo nhiều lần, nhưng bà con có chấp hành hay không thì không kiểm soát được”.
Trả lời về việc, nếu có “lươn ăn
Thuốc Tr*nh th*i” thật thì ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng ra sao, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng: Trước hết, các cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh thông tin xem có chính xác việc người dân nuôi lươn cho lươn “ăn”
Thuốc Tr*nh th*i hay không? Nếu đúng có việc cho lươn “ăn”
Thuốc Tr*nh th*i trong quá trình nuôi dưỡng với mục đích ức chế quá trình sinh sản thì cần phải có sự nghiên cứu khoa học để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như thế nào khi sử dụng loại lươn này. Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh thì việc có ảnh hưởng hay không đến sức khỏe của con người nằm ở chỗ dư lượng
Thuốc Tr*nh th*i còn lại trong con lươn là bao nhiêu, đã phân giải hay chưa và tần suất ăn lươn của người tiêu dùng là như thế nào. Nếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của con lươn có sử dụng
Thuốc Tr*nh th*i thì dư lượng Thuốc còn lại là rất ít, thậm chí không còn. Hơn nữa, thông qua quá trình chế biến, con người mới sử dụng.
Như vậy cho đến nay, chưa có cơ sở để kết luận việc các hộ nuôi lươn có cho chúng ăn
Thuốc Tr*nh th*i hay không và người ăn lươn nuôi như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao. Tuy nhiên, thông tin trên đã ít nhiều khiến thương hiệu “Lươn đồng xứ Nghệ” bị ảnh hưởng bởi sự lo ngại khi sử dụng loại thực phẩm trên. Báo Sức khỏe&Đời sống sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc kết quả kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An trong số báo tới.
Bình An