Ngày 28/9, bác sĩ ck2 phạm thanh phong – phó giám đốc phụ trách chuyên môn bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ cho biết, các bác sĩ khoa ngoại tổng hợp vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị xương cá đâm thủng ruột.
Sau khi ăn cá rô, chị n.t.h (45 tuổi, ngụ huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang) vô tình bị hóc xương. bằng mẹo dân gian, chị này đã lấy cơm cháy nuốt vào với mục đích để đẩy xương trôi xuống dạ dày. theo chị h. những tưởng cách này hiệu quả vì chiếc xương không còn mắc ở cổ. tuy nhiên, khoảng 2 tuần sau đó, chị này bất ngờ bị đau bụng không rõ nguyên nhân. cơn đau ngày càng tăng nên người nhà đã đưa chị h. đi cấp cứu.
Tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành siêu âm bụng, kết quả phát hiện vùng hố chậu trái có cấu trúc Echo dầy dạng hình que dài 28mm, dày 2mm, có 1 đầu nằm trong đường tiêu hóa, 1 đầu nằm ngoài được bao quanh bởi vùng Echo kém kích thước 25x20mm giới hạn không rõ, có ít dịch bên trong.
Chụp CT bụng có cản quang ghi nhận hình ảnh dị vật cản quang dạng xương cá đâm xuyên qua thành quai ruột non vùng hố chậu trái.
Ngay sau đó, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật nội soi cấp cứu cho chị H. Ekip phẫu thuật đã tiến hành bóc tách khối viêm ở thành bụng, hố chậu trái có khối viêm dày kích thước 3x4cm được mạc nối lớn bám. Phẫu tích khối viêm ở thành bụng, cắt mạc nối lớn lấy một dị vật xương cá dài 3cm. Sau 1 giờ, ca phẫu thuật diễn ra thành công.
Hiện tại, tình trạng chị H. đang hồi phục tốt, có thể xuất viện trong ngày hôm nay.
Theo thống kê từ đầu năm đến nay, bệnh viện đa khoa trung ương đã có 15 trường hợp phẫu thuật thủng ruột do xương cá.
Theo y văn, phần lớn dị vật đi qua đường tiêu hóa ra ngoài một cách an toàn trong vòng 1 tuần.Tuy nhiên, khoảng 1% các dị vật sắc nhọn như kim, lưỡi lam, tăm xỉa răng, xương gà, xương thỏ và xương cá có thể xuyên qua thành ruột và gây viêm phúc mạc.
Xương cá chiếm 46% trong số những nguyên nhân gây thủng ruột non, thủng thành của ống tiêu hóa, dẫn đến nhiễm trùng khoang ngoài ống tiêu hóa, áp-xe cổ, áp-xe trung thất hay viêm phúc mạc toàn diện.
Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng (95%), sốt (81%). Những triệu chứng khác như buồn nôn, ói, ói ra máu hoặc tiêu ra máu.
Chẩn đoán nguyên nhân thủng đường tiêu hóa do xương cá trước mổ thường khó khăn. Gần 90% các trường hợp nguyên nhân được chẩn đoán trong lúc mổ.
Bác sĩ khuyến cáo, nếu bệnh nhân vô tình nuốt phải xương cá thì nên đưa thẳng vào bệnh viện để được can thiệp. bệnh nhân không nên sử dụng những phương pháp dân gian như: nuốt một miếng cơm có kích thước lớn, uống nhiều nước, vuốt xuôi chiều họng, không tự ý móc bỏ xương mà cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí sớm, tránh trường hợp dị vật đâm thủng thành ống tiêu hóa gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Kim Hà
Chủ đề liên quan:
bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ cơm cháy đâm thủng đâm thủng ruột hóc xương cá mẹo dân gian Người phụ Người phụ người phụ nữ nuốt cơm cháy phụ nữ thủng ruột thủng ruột non