Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Pam A - Thuốc giải độc hóa chất, chống hôn mê

Pam A, Tác dụng chủ yếu của Pralidoxime là khôi phục lại sự hoạt động của men cholinestérase, sau khi đã bị phosphoryl hóa bởi những tác nhân gây độc có phosphore hữu cơ.

Thuốc viên 500 mg: Hộp 50 viên, 100 viên, 250 viên và 500 viên.

Bột pha tiêm 500 mg: Hộp 2 lọ 2 ống dung môi 20 ml.

Thành phần

Mỗi 1 viên

Pralidoxime chlorure (USP) 500mg.

Mỗi 1 lọ

Pralidoxime chlorhydrate 500mg.

Ống dung môi: Nước cất pha tiêm 20ml.

Tính chất

Tác dụng chủ yếu của Pralidoxime là khôi phục lại sự hoạt động của men cholinestérase, sau khi đã bị phosphoryl hóa bởi những tác nhân gây độc có phosphore hữu cơ. Phá hủy việc tích lũy ac tylcholine, phục hồi chức năng của những đầu mối thần kinh-cơ trở lại bình thường.

Làm chậm quá trình lão hóa của giai đoạn cholinestérase bị phosphoryl hóa thành dạng không thể tái phục hồi.

Giải độc tốt các tổ chức, cơ quan trong cơ thể khi bị nhiễm độc do các hóa chất có phosphore hữu cơ bằng phản ứng hóa học trực tiếp.

Làm giảm nhanh sự tê liệt của các cơ hô hấp, co giật, tim đập chậm và đổ mồ hôi.

Dược lực học

Các chất phosphore hữu cơ kháng cholinest rase là những độc chất trên hệ thần kinh thực vật, có tác động trực tiếp và vô hoạt hóa do phosphore hóa các enzyme điều hòa sự truyền thần kinh. Pralidoxime được cố định trên nhóm alkyl-phosphate của cholinestérase alkylphosphoryl và tách nhóm acétyl-cholinesthérase ra và phục hồi lại chất này.

Dược động học

Phân tán kém qua hệ thống thần kinh trung ương, do đó tác động phục hồi các enzyme ở đầu mối thần kinh cơ bị giới hạn.

Chuyển hóa ở gan. Bài tiết nhanh ở ống thận (sau vài giờ).

Chỉ định

Giải độc, chống hôn mê trong các trường hợp nhiễm độc từ hóa chất.

Chống chỉ định

Nhiễm độc bởi Thuốc trừ sâu kháng cholinestérase không có phosphore hữu cơ. Thuốc diệt côn trùng họ carbamate, ức chế tạm thời cholinest rase : trong trường hợp này không cần sử dụng pralidoxime để phục hồi enzyme ; chất này còn có thể làm nặng thêm một vài trường hợp ngộ độc.

Chú ý

Pralidoxime càng sử dụng sớm sau khi nhiễm độc càng có hiệu quả (dưới 36 giờ). Trong thực tế, nên thử nghiệm pralidoxime do ngộ độc với bất kỳ loại Thuốc độc nào có phospho hữu cơ và thời gian đã bị ngộ độc là bao nhiêu. Phải ngưng điều trị nếu sau liều đầu tiên không thấy có dấu hiệu khả quan nào. Ngược lại, nếu thấy có hiệu quả, phải tiếp tục dùng cho đến khi chất giải độc này làm giảm các dấu hiệu tăng tiết cholin và/hoặc việc ngưng sử dụng Thuốc làm bệnh nặng trở lại.

Trong mọi trường hợp, dùng pralidoxime phải được phối hợp với điều trị triệu chứng, giải độc cho nạn nhân và dùng atropine.

Thận trọng

Nên thận trọng khi sử dụng Thuốc cho các bệnh nhân bị suy nhược cơ vì có thể dẫn đến các phản ứng khác với bệnh nhân bình thường.

Đối với các trường hợp nặng: Nên dùng Thuốc sau khi tiêm atropine hoặc dùng kết hợp với atropine nếu không tác dụng tấn công của Thuốc có thể bị chậm lại.

Có thai

Khi sử dụng với liều cao ở thai phụ, Thuốc có thể truyền qua bào thai. Do đó chỉ dùng cho phụ nữ có thai hay nghi ngờ có thai trong trường hợp lợi ích của việc điều trị lớn hơn nguy cơ gây độc trên thai.

Tác dụng phụ

Choáng váng, nhìn một hóa hai, suy yếu sự điều tiết màng, ngủ gà, nhức đầu, đắng miệng, nôn mửa, loạn nhịp, tăng huyết áp, tăng hô hấp và có thể suy nhược cơ.

Liều lượng, cách dùng

Người lớn

Tiêm tĩnh mạch: 1 g (2 lọ)/1 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm bằng cách hòa 2 lọ bột với 2 ống nước pha tiêm.

Tiêm truyền tĩnh mạch: 1-2 g (2-4 lọ)/1 lần/ngày, tiêm truyền chậm trên 30 phút, pha trong 100 ml dung dịch muối 0,9%.

Dạng uống: 1-2 g, 1 lần/ngày.

Trẻ em

Dạng tiêm: 20-40 mg/kg, 1 lần/ngày.

Dạng uống: 40-80 mg/kg, 1 lần/ngày.

Có thể dùng lặp lại nếu thấy cần thiết.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/p/pam-a/)

Tin cùng nội dung

  • Lựa chọn các loại nước ép rau giúp giải nhiệt mùa hè và phòng bệnh sẽ là một biện pháp hữu hiệu.
  • Theo y học cổ truyền, cỏ mật cá có vị đắng, tính mát; vào 4 kinh Tâm, Can, Vị và Đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng giảm đau), khai vị tiêu thực....
  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY