Thêm một vụ hành hung bác sĩ khiến những người đang hoạt động trong ngành y không khỏi đau xót, lo lắng. chỉ trong vòng 1 tuần, tại bệnh viện nhân dân gia định đã xảy ra liên tiếp 2 vụ bác sĩ bị hành hung.
Vấn đề là trong những năm gần đây nạn bạo hành nhân viên y tế không còn hiếm gặp, nó xuất hiện liên tục.
“vì vậy, 5 năm trước tôi đã đề xuất quốc hội ban hành đạo luật chống hành hung nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ.
Theo thống kê lúc đó (đầu năm 2016 đến giữa năm 2017), riêng tại Bệnh viện Bạch Mai đã có 23 vụ phạm pháp hình sự bị bắt quả tang, còn Bệnh viện Thanh Nhàn riêng trong năm 2016 có 8 trường hợp nhân viên y tế bị hăm doạ, hành hung.
Tất nhiên các con số này chỉ là rất nhỏ so với thực tế, vì rất nhiều các trường hợp không báo cáo, thống kê; đã có nhân viên y tế bị hành hung gây thương tích nghiêm trọng, đã có những côn đồ manh động vào tận bệnh viện truy sát…”, pgs. ts nguyễn lân hiếu nói.
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Cần đạo luật chống hành hung nhân viên y tế |
Bộ y tế, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo an toàn cho các y bác sĩ chữa bệnh cứu người, cụ thể như cắt cử các chiến sĩ công an trực 24/24h ở các bệnh viện lớn, nhanh chóng truy bắt các đối tượng manh động, tập huấn phòng chống bạo hành y tế…
“Tuy nhiên tính chất răn đe của luật pháp còn chưa cao, dẫn đến hậu quả là số vụ bạo hành nhân viên y tế ngày càng gia tăng”, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh.
Trong khi đó, PGS. TS lân Hiếu cũng phân tích bảo đảm cho nhân viên y tế yên tâm công tác chính là phương pháp tốt nhất để người bệnh có được sự chăm sóc chu đáo, đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác điều trị.
Trên thế giới, một số quốc gia đã có luật phòng chống bạo hành nhân viên y tế và hủy hoại tài sản của các cơ sở dịch vụ y tế, tiêu biểu là luật của bang Masharashtra (Ấn Độ) ban hành ngày 30/3/2009.
“tôi và một số chuyên gia về luật đã nghiên cứu kỹ lưỡng ví dụ này và nhận thấy luật tương đối ngắn gọn với 8 điều khoản, dài khoảng 3 trang giấy khổ a4, quy định rất rõ ràng mức tăng nặng đối với các hành vi bạo hành cán bộ y tế đang chăm sóc bệnh nhân cũng như mức đền bù trang thiết bị, tài sản của bệnh viện nếu gây thiệt hại…
Đáng tiếc là đến nay chúng ta vẫn chưa có đạo luật tương tự. ngành y tế không được sự hỗ trợ bởi điều luật chống, hành hung người đang thi hành công vụ, vì hiện nay các bệnh viện đã được coi là cơ sở dịch vụ y tế, các cán bộ y tế không còn là công chức nên khi hành nghề không được coi là đang thi hành công vụ”, pgs. ts lân hiếu thông tin.
Ông cho rằng, cho dù đã có những tín hiệu tích cực như luật khám chữa bệnh (sửa đổi) đang trong giai đoạn hoàn chỉnh cuối cùng cho kỳ họp tới đã có nhiều điều chỉnh theo hướng bảo vệ tốt hơn cho nhân viên y tế; rồi báo chí và các cơ quan có thẩm quyền cũng đã có phản ứng nhanh, quyết liệt hơn trong vụ hành hung mới xảy ra tại bệnh viện nhân dân gia định, nhưng tôi không tin có thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng này trong tương lai gần.
“Chúng ta cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, tăng cường biện pháp phòng vệ trực tiếp và gián tiếp (phương tiện, huấn luyện và tuyên truyền), quy trình hóa các “điểm nóng” có nguy cơ cao va chạm như khoa cấp cứu, phòng mổ, nội soi, xét nghiệm cận lâm sàng…
Điều khó nhất chính là nâng cao chất lượng và hình ảnh hệ thống y tế trong con mắt người dân. Nền y tế khỏe mạnh sẽ làm nguội mọi cái đầu nóng mỗi khi vào bệnh viện. Khó nhưng không thể không làm”, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu kiến nghị.
Cũng liên quan đến vụ việc bác sĩ bị đâm trượt vào trưa 6/8, ngày 7/8, tin mới nhất từ sở y tế tp hồ chí minh cho biết, thời điểm bệnh viện kích hoạt báo động khẩn, công an đã đến trấn áp kẻ muốn hành hung bác sĩ cấp cứu, sau đó tiến hành dựng lại hiện trường.
Cụ thể, theo sở y tế, báo cáo nhanh của bệnh viện nhân dân gia định cho biết, khoảng 6h sáng 6/8, một nữ bệnh nhân 63 tuổi được đưa đến khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng khó thở. bệnh nhân được các y bác sĩ tiếp nhận thăm khám, chẩn đoán suy hô hấp, phù phổi cấp, cơn tăng huyết áp.
Bệnh nhân nhanh chóng được nhân viên y tế cho thở oxy qua mặt nạ, sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị. sau khoảng 20 phút, bệnh nhân có giảm khó thở nhưng vẫn cần được hỗ trợ hô hấp và truyền thuốc liên tục qua đường tĩnh mạch.
Trong quá trình điều trị, người bệnh có nhu cầu đi vệ sinh, thân nhân đi cùng là con trai của người bệnh đã báo với nhân viên y tế. tuy nhiên, đánh giá tình trạng nữ bệnh nhân không an toàn khi phải rời giường bệnh, bác sĩ trực đã yêu cầu điều dưỡng hướng dẫn và đưa bô để người bệnh đi vệ sinh tại giường.
Lúc này, con trai của người bệnh bất ngờ không đồng ý, quát tháo nhân viên y tế rồi bỏ ra ngoài. một lát sau, người con trai quay lại khoa cấp cứu với một vật nhọn cầm trên tay và có hành động muốn tấn công bác sĩ trực. may mắn, bác sĩ trực đã kịp thời lùi lại, chụp được tay đối phương.
Ngay lập tức, ê-kíp trực đã kích hoạt báo động quy trình phản ứng nhanh sự cố an ninh trật tự (code grey) của bệnh viện. sau khoảng 10 phút, công an phường 7, quận bình thạnh có mặt và tiến hành các biện pháp nghiệp vụ trấn áp kẻ muốn hành hung bác sĩ.
Sau đó, công an đã đưa đối tượng quấy rối quay trở lại khoa Cấp cứu của bệnh viện để dựng lại hiện trường.
Quá trình làm việc, công an ghi nhận đối tượng tấn công bác sĩ tên v.h.h. (29 tuổi). vật nhọn mà đối tượng cầm trên tay định hành hung bác sĩ được xác định là thanh móc khóe có đầu nhọn như dao của dụng cụ cắt móng tay, dài khoảng 5 cm. hiện, vụ việc đang được công an phường 7 quận bình thạnh xử lý.
Trước đó, vào đêm 27/7, bác sĩ p.h.th., công tác tại bệnh viện nhân dân gia định cũng bị một người đàn ông tên đ.q.b. (40 tuổi, ngụ quận bình thạnh) bóp cổ, dọa đánh chết khi đang trực cấp cứu. lý do được đưa ra là con ông b. hóc xương nhưng phải chờ 30 phút để bác sĩ chuyên khoa xuống xử lý.
Ông b. sau đó thừa nhận hành vi, mong được bác sĩ cấp cứu con mình và cộng đồng tha thứ.
Theo sở y tế tphcm, vụ hành hung bác sĩ th. đã được công an quận bình thạnh tập hợp toàn bộ các hồ sơ chứng cứ để chuyển sang viện kiểm sát khởi tố vụ án.
N.Huyền