Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Phân biệt lang ben và vẩy nến: những điều bạn cần biết!

Từ nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng,... có thể giúp phân biệt lang ben và vẩy nến. Điều này khá hữu ích trong điều và phòng ngừa bệnh trong tương lai.

lang ben và vẩy nến có biểu hiện lâm sàng khá giống nhau, do đó người bệnh thường nhầm lẫn. phân biệt được 2 bệnh lý về da này sẽ hữu ích trong điều trị và phòng ngừa.

Nguyên nhân và yếu tố rủi ro gây lang ben và vẩy nến

Mặc dù có triệu chứng giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh vẩy nến và lang ben hoàn toàn khác nhau.

Nguyên nhân và rủi ro gây bệnh lang ben

Nguyên nhân gây bệnh lang ben là do sự phát triển quá mức của nấm trên da. nấm men sống trên da của tất cả mọi người, tuy nhiên bạn chỉ nhận ra điều đó nếu chúng phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát và gây nổi mẩn, ngứa ngáy. bất cứ ai cũng có thể bị lang ben nhưng nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau thì bạn có nguy cơ cao hơn người khác:

    Sống trong môi trường, khí hậu nóng ẩm

Mặc dù là bệnh nhiễm nấm nhưng lang ben không lây truyền như các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh hắc lào – lây lan bệnh thông qua tiếp xúc và thói quen vệ sinh kém.

Nguyên nhân và rủi ro gây bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một loại rối loạn tự miễn mãn tính, đây không phải là một bệnh truyền nhiễm. nguyên nhân gây bệnh vẩy nến vẫn chưa được xác định. nhưng nhiều chuyên gia cho rằng hệ thống miễn dịch và yếu tố di truyền có thể làm tăng khả năng hình thành bệnh vẩy nến.

Có một số loại vẩy nến, trong đó loại vẩy nến thể chấm giọt thường bị nhầm lẫn với lang ben, vì nó gây ra những chấm nhỏ, đỏ trên da của người bệnh. vẩy nến thể chấm giọt thường phát triển sau khi người bệnh bị nhiễm liên cầu khuẩn.

Một số tác nhân khác có thể khiến bệnh vẩy nến bùng phát bao gồm:

    Căng thẳng

Triệu chứng lang ben và vẩy nến

Có một số biểu hiện đặc trưng của từng bệnh lý giúp bác sĩ hoặc bạn phân biệt lang ben và vẩy nến.

Triệu chứng bệnh lang ben

Những người bệnh lang ben thường nhận thấy những đốm nhỏ màu đỏ trên cơ thể, nó thường xuất hiện ở ngực, lưng và cánh tay. nếu bạn có làn da trắng, phát ban sẽ xuất hiện với màu hồng hoặc nâu, hơi nổi trên da và có vẩy. còn người có làn da sẫm, phát ban có thể bị sạm hoặc nhợt nhạt. triệu chứng kèm theo thường là ngứa ngáy, đôi khi lang ben làm thay đổi màu da.

Dù điều trị thành công, lang ben vẫn để lại những đốm sáng hoặc tối trên da, người bệnh có thể mất vài tháng để loại bỏ. lang ben thường xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm.

Triệu chứng bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến làm cho những tế bào da nhân lên nhanh chóng, dẫn đến các mảng da đỏ, viêm và bong vẩy. vẩy nến mảng bám là dạng phổ biến nhất, đặc trưng với những mảng da đỏ, nổi lên. nó có thể xuất hiện khắp nơi trên cơ thể nhưng thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay.

Còn bệnh vẩy nến thể chấm giọt, đặc trưng bởi những chấm nhỏ màu đỏ, thường xuất hiện ở những vùng da như:

    Cánh tay

Theo bác sĩ fil kabigting (trợ lý giáo sư da liễu tại trung tâm y tế đại học columbia) sự khác biệt chính của vẩy nến và lang ben là:

    Lang ben gây ngứa nhiều hơn vẩy nến

Chẩn đoán bệnh lang ben và vẩy nến

Bác sĩ da liễu sẽ chẩn đoán bạn bị lang ben bằng cách kiểm tra da. nếu triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô da để quan sát dưới kính hiển vi.

Tương tự với bệnh vẩy nến, đầu tiên bác sĩ sẽ cho bạn kiểm tra da và hỏi về tiền sử gia đình cũng như các bệnh lý mà bạn từng mắc phải gần đây. Bác sĩ cũng cần sinh thiết da để loại trừ những nguyên nhân khác.

Phương pháp điều trị và biện pháp khắc phục tại nhà

Dù triệu chứng có giống nhau nhưng cách điều trị lang ben và vẩy nến hoàn toàn khác nhau.

Điều trị bệnh lang ben

Để điều trị bệnh lang ben, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại Thu*c chống nấm, chúng có thể ở các dạng:

    Kem bôi da như ciclopirox (Loprox, Penlac) hoặc ketoconazole (Extina, Nizoral)

Nếu triệu chứng của bạn không nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định các loại Thu*c không kê đơn như:

    Clotrimazole

Điều trị bệnh vẩy nến

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến, bác sĩ có thể chỉ định bạn áp dụng:

    Kem dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng da để làm giảm các triệu chứng khô da, viêm và đóng vảy

Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ nhằm kiểm soát các triệu chứng, hiện nay vẫn chưa có cách chữa vẩy nến hoàn toàn.

Phòng ngừa bệnh lang ben và vẩy nến

Không có cách nào để ngăn ngừa bệnh vẩy nến, bạn chỉ có thể làm giảm nguy cơ bằng cách tránh các tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như chấn thương da, căng thẳng hoặc hút Thu*c.

Để giảm khả năng bùng phát bệnh lang ben, bạn nên:

    Mặc quần áo rộng để giảm mồ hôi

Tuy nhiên, những chấm đỏ, ngứa trên da cũng có thể là do những tình trạng khác như dị ứng, viêm da tiếp xúc,… tốt nhất để điều trị đúng bệnh thì bạn nên thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/phan-biet-lang-ben-va-vay-nen-nhung-dieu-ban-can-biet)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY