Kinh tế xã hội hôm nay

Phát cuồng vì bộ đội đeo khẩu trang hát phục vụ người cách ly

Dân mạng “phát cuồng” khi các cán bộ, chiến sĩ phục vụ tại khu cách ly tập trung KTX Trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (P.Tây Mỗ, Q.Nam Từ Liêm) hát những bài nhạc trẻ tặng người cách ly phòng dịch Covid-19.

Nhiều bạn trẻ thích thú chia sẻ, thậm chí còn “đòi” vào để được nghe dân quân, chiến sĩ biểu diễn mỗi ngày. “Mình mà trong diện đi thì cũng xin tự nguyện vào. Cố lên Việt Nam ơi, qua sóng gió rồi sẽ bình yên”, cư dân mạng bình luận.

Quên ăn nghe các chiến sĩ hát

Người chia sẻ câu chuyện này là bạn Nguyễn Minh Anh, du học sinh Nhật Bản, về Việt Nam qua cửa khẩu Nội Bài trên chuyến bay VN385 và được đưa đi từ ngày 21.3.

Bạn Minh Anh cho biết mỗi ngày lực lượng y tế đi kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt cho mọi người 3 lần để đảm bảo khi có trường hợp bất thường sẽ được xử lý ngay. Khi tới giờ ăn sáng, trưa, tối, lực lượng sẽ phát loa để đại diện các phòng xuống sân lấy đồ ăn cho mọi người. Quá trình này mọi người giữ khoảng cách an toàn với nhau để tránh lây chéo. Riêng phòng có trẻ em chưa ăn được cơm, các cán bộ sẽ mua cháo để đảm bảo dinh dưỡng. “Đồ ăn ở đây sạch và ngon lắm”, Minh Anh khoe.

Vào cuối giờ trưa, chiều, khi phát cơm xong, vãn công việc, sợ buồn, các cán bộ làm nhiệm vụ tại đây mang loa kéo ra tổ chức văn nghệ để mọi người thưởng thức. Vì đa số còn trẻ tuổi, nên lực lượng dân quân tự vệ, quân đội hát những bài phù hợp để mọi người dễ nghe, thuộc và có thể hát theo.

Ý thức đeo khẩu trang tại Hà Nội những ngày đầu thực hiện xử phạt

“Các anh ấy vẫn mặc áo bảo hộ, mà hát hay lắm, như ca sĩ luôn. Hôm đầu tiên, mọi người ùa ra hành lang để nghe, hát theo và vỗ tay, reo hò mỗi khi các anh ấy kết thúc bài hát. Có hôm tới giờ ăn cơm, các anh bảo bà con chuẩn bị ăn cơm nào, nhưng mọi người vẫn muốn các anh ấy hát tiếp, thế là lại hát thêm 2 - 3 bài nữa”, Minh Anh chia sẻ.

Theo một lãnh đạo Ban Chỉ huy quân sự Q.Nam Từ Liêm, sau khi nhận lệnh từ TP, cơ quan này đã đảm nhận việc quản lý, vận hành khu này. Trước khi bước vào “cuộc chiến”, Ban chỉ huy đã chỉ đạo các chiến sĩ xây dựng tinh thần đoàn kết giữa dân và quân, bên cạnh đó để người dân không buồn vì nhớ nhà, các chiến sĩ chuẩn bị loa kéo tổ chức văn nghệ cho mọi người xem sau khi thực hiện xong nhiệm vụ.

“Việc tổ chức văn nghệ cho người cách ly xem là việc tốt. Tuy nhiên, tôi vẫn chỉ đạo các chiến sĩ phải tuyệt đối thực hiện nghiêm chỉnh các quy định an toàn y tế. Ngay cả việc mọi người tụ tập xem văn nghệ cũng được hướng dẫn giữ khoảng cách an toàn và không gây ảnh hưởng đến quy định chung. Mấy đồng chí mặc đồ bảo hộ, hát cũng khá hay, thấy bà con phấn khởi lắm”, vị lãnh đạo nói.

'Phát cuồng' vì bộ đội đeo khẩu trang hát phục vụ người cách ly - ảnh 1

Đầy đủ như siêu thị

Chia sẻ với PV Thanh Niên, Nguyễn Minh Anh cho biết: “Khu ký túc xá này mới xây nên cơ sở vật chất còn mới và rất đầy đủ, tiện nghi. Các cán bộ bố trí cho 8 người ở chung 1 phòng, 2 cái quạt trần mát rượi rồi nhưng các chú ấy vẫn sắm thêm cho 2 chiếc quạt cây vì sợ bọn mình nóng. Ngoài ra, mỗi người sẽ được phát túi quà, gồm: móc quần áo, dầu gội đầu, sữa tắm, bột giặt, bàn chải đánh răng, khăn mặt... và cả giấy vệ sinh, thậm chí còn hỗ trợ sim của các nhà mạng ở VN để mọi người có thể liên lạc với gia đình. Tiện lắm, khu cách ly mà như một siêu thị, không thiếu thứ gì”.

Công bố các bệnh nhân 179 đến 188 nhiễm Covid-19, trong đó có một phóng viên

Theo Minh Anh, đa số người về đây cách ly là du học sinh và những lao động quen với việc xa nhà, nên cũng không cảm thấy nhớ nhà nhiều. Sau khi được các cán bộ tận tình giúp đỡ, chăm sóc, phần lớn mọi người đều rất yên tâm thực hiện cách ly mà không hề lo lắng.

Nói về một số trường hợp trước đó chê bai đồ ăn, chỗ ở tại khu cách ly, Minh Anh cho rằng các bạn ấy thật ích kỷ.

“Bản thân đã chưa làm gì được cho nhà nước, mà khi nhà nước cần các bạn đồng lòng để đấu tranh chống dịch bệnh, thì các bạn lại chê bai. Trong khi chính quyền tận tình và chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ của các bạn, thì làm như vậy là quá ích kỷ”, Minh Anh nói.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/phat-cuong-vi-bo-doi-deo-khau-trang-hat-phuc-vu-nguoi-cach-ly-1203224.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.