Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Phát hiện loài chuột kỳ lạ có bộ lông cực độc có thể hạ gục cả voi

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Mammalogy, các nhà khoa học đã mô tả một loài chuột kỳ dị sống ở châu Phi có bộ lông cực độc.

Với vũ khí bí mật ch*t người, loài chuột mào châu phi (lophiomys imhausi) có ngoại hình trông giống loài chồn hôi.

Trở lại năm 2011, một nghiên cứu ban đầu về các đặc điểm bất thường của chuột mào này cho thấy chúng thu thập chất độc từ cây mũi tên (Acokanthera schimperi), loại cây được con người sử dụng để săn bắn vì nó chứa nhiều chất độc cardenolide.

Khi bị đe dọa, những con chuột này dựng lông dọc theo lưng, do đó, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng chúng đã vũ khí hóa nó bằng cách nhai vỏ cây Acokanthera và liếm chất độc trên lông mào. Nghiên cứu ban đầu này đã xác nhận hành vi ở một cá thể, nhưng hành vi lan rộng như thế nào ở những con chuột mào vẫn chưa rõ ràng

Để tìm hiểu xem việc bôi chất độc có phổ biến hay không, các nhà nghiên cứu mới đã bẫy 25 con chuột mào châu phi để thu thập kích thước mẫu lớn nhất từng được nghiên cứu. sau khi xem lại gần 1000 giờ các đoạn phim, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc thu thập độc tố acokanthera là phổ biến và cuộc sống xã hội của những loài động vật bất thường này rất phức tạp.

“Chúng tôi đặt hai con chuột này lại với nhau trong chuồng, chúng bắt đầu rỉa và chải chuốt lẫn nhau”, Sara Weinstein, tác giả chính, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Utah, cho biết.

Các nhà nghiên cứu tiếp tục thiết lập một môi trường sống nhỏ và quan sát những con chuột bị nuôi nhốt. Thực tế, mặc dù mang chất độc ch*t người, chúng là loài động vật ăn cỏ hiền lành, dành phần lớn thời gian để ăn, chải lông cho nhau hoặc trèo lên tường để đến tổ.

Chúng cũng có vẻ chung một vợ một chồng và có nhiều đặc điểm thường thấy ở các loài động vật một vợ một chồng khác như kích thước lớn, tuổi thọ cao, tốc độ sinh sản chậm. Khi được ghép đôi, chuột mào dành hơn nửa thời gian để chạm vào nhau và liên tục vồ đuôi nhau xung quanh chuồng.

Weinstein nói thêm: “nó được coi là “hộp đen” của loài gặm nhấm. ban đầu chúng tôi muốn xác nhận hành vi hấp thụ độc tố là có thật và trên đường đi đã phát hiện ra một điều gì đó hoàn toàn chưa biết về hành vi xã hội của loài chuột mào. phát hiện của chúng tôi có ý nghĩa bảo tồn đối với loài chuột bí ẩn và khó nắm bắt này”.

Theo Dân trí

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/phat-hien-loai-chuot-ky-la-co-bo-long-cuc-doc-co-the-ha-guc-ca-voi-586774.html)

Tin cùng nội dung

  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY