Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Phát hiện thêm 2 ca lây nhiễm Covid-19 liên quan đến bệnh nhân 1342

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa thông tin, có thêm 2 trường hợp lây nhiễm Covid-19 từ BN1347. Đó là một bệnh nhi 1 tuổi và một học viên của BN1347.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 báo cáo tình hình và các biện pháp phòng chống, chiều 1/12.

Bộ trưởng nguyễn thanh long nhấn mạnh, bn1342 là trường hợp đầu tiên lây nhiễm covid-19 từ khu cách ly, sau khi về nhà bệnh nhân này lây nhiễm cho bn1347. từ bn1347 đến nay có 2 bệnh nhân khác lây nhiễm.

Sau gần 90 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19, đến ngày 30/11, TP HCM ghi nhận 4 ca mắc mới, trong đó có 1 ca lây trong khu cách ly và 3 ca lây ngoài cộng đồng, trong đó có BN1347.

Cụ thể, BN1342 đã tiếp xúc với người dương tính trong khu cách ly (BN1325).

Còn trường hợp lây nhiễm từ người cách ly (bn1347) là bệnh nhi nam, 1 tuổi, ở quận 6, tp hcm. bệnh nhi có tiền sử tiếp xúc gần với bn1347 ngày 22, 23, 25, 27/11 - do bố mẹ bệnh nhi có gửi bé nhờ bn1347 trông hộ.

Ngày 30/11, sau khi biết thông tin BN1347 dương tính với SARS-CoV-2, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật TP HCM đã điều tra và đưa bé cùng mẹ đi cách ly tập trung tại BV Nhi đồng TP HCM. Bố bé và các thành viên trong gia đình được cách ly tại nhà. Bé được lấy mẫu, xét nghiệm và cũng có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 đêm ngày 30/11.

Trường hợp khác là một nữ sinh lây nhiễm từ bn1347, 28 tuổi, là học viên của bn1347. qua điều tra, truy vết, có 9 người tiếp xúc gần nữ sinh này đã được cách ly và chờ xét nghiệm.

Bộ trưởng nguyễn thanh long nhấn mạnh: các bn1347 và bn1342 đã không tuân thủ các biện pháp cách ly tại nhà. riêng bn 1342 vi phạm rất nghiêm trọng về phòng chống covid-19 tại khu cách ly tập trung và đề nghị xử lý nghiêm theo quy định.

Bn1342 là tiếp viên hàng không vietnamairlines. đây là trường hợp mắc covid-19 lây nhiễm thứ phát từ trường hợp về từ vùng dịch đã được ngành y tế tp hcm điều tra và xử lý.

Sau khi xét nghiệm 2 lần kết quả âm tính (ngày 15 và 18/11), tiếp viên hàng không được về cách ly tại nhà trọ (địa chỉ: P305, lầu 3, số 50 Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM). Trong quá trình cách ly, tiếp viên này có tiếp xúc trực tiếp với 3 người, gồm: mẹ đẻ và hai người bạn (một nam, một nữ). Trong đó, người bạn nam (32 tuổi, trú tại phường 3, quận 6, TP HCM) có tới sống cùng.

Ngày 28/11, tiếp viên được lấy mẫu xét nghiệm lần 3, cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (BN1342, thông báo ngày 29/11/2020). Trước đó, trong khoảng thời gian từ 14 - 18/11, BN1342 có tiếp xúc với đồng nghiệp trên chuyến bay khác và sau đó xét nghiệm dương tính là BN1325 (thông báo ngày 26/11).

Ngay khi nhận được kết quả xét nghiệm dương tính của BN1342, Sở Y tế TP HCM đã tổ chức điều tra ổ dịch, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp có tiếp xúc gần với bệnh nhân, kết quả ngày 30/11 có một mẫu dương tính là bạn nam (BN1347).

Theo kết quả điều tra dịch tễ ban đầu của BN1347, trong thời gian từ 18-25/11, BN1347 đã đi dạy tại Trung tâm Anh ngữ KEY English (địa chỉ: 59 Nguyễn Bá Tuyển, phường 12, quận Tân Bình) và chi nhánh khác ở quận 10; đồng thời có tới quán cà phê, quán karaoke và quán ốc...

Tổng số tiếp xúc đang được điều tra là 513 người, trong đó tiếp xúc gần (F1) theo điều tra ban đầu là 99 (đã cách ly, lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ, có 81 trường hợp âm tính, 18 trường hợp đang chờ kết quả); trường hợp tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) là 414 (cách ly tại nhà, đã lấy mẫu xét nghiệm 337 trường hợp, 123 trường hợp âm tính, còn lại đang chờ kết quả xét nghiệm).

Đến 6h ngày 1/12, số trường hợp xác định liên quan đến ổ dịch trên là 2 trường hợp, 204 trường hợp tiếp xúc có kết quả âm tính. trung tâm kiểm soát bệnh tật tp hcm đang tiếp tục điều tra, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly 506 trường hợp, trong đó cách ly tập trung 111 trường hợp, cách ly tại nhà 395 trường hợp; đồng thời phong tỏa các địa điểm mà 2 trường hợp này từng đến.

Tích lũy trên cả nước đến ngày 1/12 ghi nhận 1.348 trường hợp mắc (trong đó có 689 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, 659 trường hợp mắc trong nước), 35 trường hợp Tu vong, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại đà nẵng (31 trường hợp), quảng nam (3) và quảng trị (1).

Riêng tháng 11/2020, việt nam ghi nhận 169 ca nhiễm nhập cảnh (chiếm 24.5% trong tổng số mắc covid-19 nhập cảnh), tăng 87 ca nhiễm so với cả tháng 10/2020.

Bộ trưởng bộ y tế nhận định, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt gia tăng mạnh tại các quốc gia khu vực châu âu, nhiều nước đã phong tỏa, đóng biên giới. đối với nước ta, sau 88 ngày không ghi nhận trường hợp mắc tại cộng đồng, ngày 30/11, ghi nhận trường hợp bệnh nhân (bn1347) có tiền sử tiếp xúc với tiếp viên hàng không trong thời gian cách ly tại nhà. do đó, nguy cơ dịch covid-19 xâm nhập luôn thường trực, đặc biệt là sắp tới đây sẽ gia tăng việc cách ly tại các địa phương khi tăng số lượng các chuyến bay đưa công dân việt nam, chuyên gia về nước (trong đó có các chuyến bay thương mại, quốc tế).

Bên cạnh đó, sắp tới dịp Noel, Tết Dương lịch và chuẩn bị tới Tết Âm lịch, việc đi lại, nhu cầu về nước của công dân rất lớn.

Bộ trưởng bộ y tế đề nghị vietnamairlines tuân thủ các quy định về cách ly tại các cơ sở mà vietnam airlines đã đăng ký. ubnd tp hcm và hà nội, nơi có địa điểm vietnam airlines đăng ký cách ly, kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình cách ly và không để tình trạng lây nhiễm trong khu cách ly.

Bộ trưởng cũng đề nghị không tổ chức thực hiện các chuyến bay thương mại vì chưa có hiệu quả về kinh tế và có nhiều rủi do trong việc lây nhiễm dịch bệnh covid-19 (đã có chuyến bay từ nga về việt nam ghi nhận tới 12 ca dương tính với covid-19).

Cùng với đó, dừng việc tổ chức tiến hành các chuyến bay trọn gói do UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với các công ty dịch vụ thực hiện, gây quá tải cho các khu cách ly tại địa phương.

Đồng thời, yêu cầu tất cả các trường hợp nhập cảnh việt nam (kể cả công dân việt nam thuộc diện giải cứu) phải có giấy xét nghiệm không nhiễm covid-19 mới giải quyết cho vào hoặc cho về việt nam.

Bộ trưởng cũng khuyến cáo người dân không chủ quan, cần thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong tình hình mới, thực hiện tốt thông điệp 5K gồm khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế.

PV (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/phat-hien-them-2-ca-lay-nhiem-covid-19-lien-quan-den-benh-nhan-1342-545461.html)

Tin cùng nội dung

  • “Bệnh nhân mắc bệnh trĩ được tôi chữa trị ngoài việc uống Thu*c theo liều lượng còn phải đội lên đầu lá thầu dầu.
  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY