Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sau đại dịch Covid-19: Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh đáng báo động

(MangYTe) - TTND.GS.TS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh Hà Nội nhận định, Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ gia tăng vi khuẩn kháng thuốc đáng báo động sau đại dịch Covid-19.

Tăng nguy cơ kháng kháng sinh sau đại dịch Covid-19

GS.TS Ngô Quý Châu cho biết, sau đại dịch Covid-19, độ nhạy của nhiều vi khuẩn với kháng sinh có xu hướng giảm, thậm chí đề kháng ở mức cao, trong đó có nhóm kháng sinh mới, vốn được ưu tiên điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp.

Nguyên nhân do sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe như kê đơn không hợp lý, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện chưa tốt, sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và trong cộng đồng… Đặc biệt, việc người dân tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, tự ý tăng giảm hoặc bỏ liều cũng làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh.

Trong đại dịch Covid-19, nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm, lao không được chẩn đoán và điều trị do các phòng khám ngoại trú đóng cửa. “Người dân lo sợ, hạn chế đi khám, do đó có thể mầm bệnh không được ngăn chặn triệt để, nguy cơ lây lan và kháng thuốc.

Tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng ở cả người và động vật. Ảnh minh họa

TTƯT.PGS.TS Chu Thị Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Trưởng khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết, những kháng sinh được ưu tiên lựa chọn cho điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng có 3 loại chính là nhóm penicilin, nhóm cephalosporin, và nhóm macrolid. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của nhiều công trình đã công bố tại Việt Nam và thế giới cho thấy hiện nay độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với các kháng sinh này có xu hướng giảm dần, thậm chí mức độ đề kháng đang ở mức cao, đáng báo động.

Pgs.ts nguyễn thị xuyên, chủ tịch tổng hội y học việt nam nêu thực trạng hiện nay bệnh lý hô hấp ngày càng phức tạp. ngoài các bệnh kinh điển còn xuất hiện những bệnh mới nổi chưa từng có trước đây, gây khó khăn cho chẩn đoán, điều trị và theo dõi người bệnh. diễn biến phức tạp khó lường của các bệnh hô hấp nhiễm trùng, tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn cũng làm cho công tác chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn.

Do đó, theo GS Châu, sử dụng kháng sinh hợp lý, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng tại các cơ sở ngoài bệnh viện, chẳng hạn như nhà điều dưỡng và các cơ sở chăm sóc dài hạn, phòng bệnh chủ động bằng tiêm chủng vắc xin giúp giảm gánh nặng kháng kháng sinh.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Hùng Vân, Chủ tịch Liên chi hội Vi sinh lâm sàng TP Hồ Chí Minh cũng cảnh báo, mức độ kháng thuốc kháng sinh hiện nay ngày càng trầm trọng và gây áp lực lớn lên sức khỏe cộng đồng. Ngoài gánh nặng tài chính do việc điều trị kéo dài, chúng ta còn phải đối mặt với nguy cơ trong tương lai không có thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả một số bệnh nhiễm khuẩn, nhất là đối với các phẫu thuật, điều trị ung thư và cấy ghép mô…

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Khánh, Phó Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, những năm trước, bệnh nhân sau điều trị kháng sinh một thời gian mới xuất hiện những biểu hiện đa kháng. Thời gian gần đây, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, bệnh nhân không có điều kiện được thăm khám đầy đủ, tự điều trị bệnh tại nhà, cùng nhiều yếu tố khách quan khác... đã xuất hiện nhiều trường hợp mới nhập viện đã có kết quả dương tính với các chủng đa kháng.

Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Năm 2023, bệnh viện ghi nhận năm loại vi khuẩn đa kháng nhiều nhất gồm: A.baumannii; E.coli; S.aureus; K.pneumoniae; P.aeruginosa. Đây là mối đe dọa hàng đầu với người bệnh. Vi khuẩn đa kháng thuốc đang trở thành “đại dịch” âm thầm diễn ra mạnh mẽ và phức tạp. Nếu không có giải pháp can thiệp phù hợp, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong hàng loạt vì không còn thuốc chữa.

Tại Bệnh viện Quân y 175, nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ vi khuẩn Acinetobacter kháng nhóm kháng sinh Carbapenem là 60% và chỉ còn nhạy 82% với Colistin, 54% với Minocyclin. Đối với vi khuẩn Klebsiella, có tới 80% số chủng phân lập được kháng Carbapenem, số kháng sinh còn nhạy để lựa chọn cho các chủng này rất ít. Các bệnh nhân xuất hiện tình trạng đa kháng không chỉ ở bệnh nhân lớn tuổi, đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn các bệnh nhân còn rất trẻ.

Thuốc kháng sinh bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi-rút, thuốc chống nấm và thuốc chống ký sinh trùng, là những loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng ở người, động vật và thực vật.

Kháng thuốc kháng sinh (kháng kháng sinh) xảy ra khi vi khuẩn, vi-rút, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn phản ứng với thuốc khiến cho việc điều trị nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong. Do kháng thuốc, thuốc kháng sinh và các loại thuốc chống vi trùng khác trở nên vô hiệu và nhiễm trùng ngày càng trở nên khó khăn hoặc không thể điều trị.

Kháng kháng sinh gia tăng trên động vật

Trong một phân tích năm 2021, cdc báo cáo tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (hai) ở mỹ tăng cao hơn đáng kể vào năm 2020, khi đại dịch covid-19 xuất hiện. trong số này, nhiều loại có khả năng kháng kháng sinh hoặc thuốc chống nấm. một số nghiên cứu khác về để kháng kháng sinh sau đại dịch covid-19 như nghiên cứu ở hàn quốc, mỹ cũng cho thấy sự gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc sau đại dịch.

Gs.ts. hans liu, bệnh viện bryn mawr (mỹ) cho biết, hiện nay thế giới đang thiếu các phát minh về nhóm kháng sinh mới. hơn 10 năm trở lại đây không có phát minh về kháng sinh mới, trong khi số lượng vi khuẩn kháng kháng sinh gia tăng mạnh, đặc biệt là sau đại dịch covid-19.

Đặc biệt, tình trạng kháng kháng sinh không chỉ ở người mà mới đây một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do eth (châu âu) dẫn đầu đã chỉ ra rằng tình trạng nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh còn đang gia tăng nhanh chóng ở động vật. điều đặc biệt lo ngại là tình trạng kháng kháng sinh đang gia tăng ở các nước đang phát triển và mới nổi vì đây là nơi tiêu thụ thịt tăng nhanh nhất, trong khi việc tiếp cận thuốc kháng sinh trong thú y phần lớn vẫn chưa được kiểm soát. bởi việc sử dụng kháng sinh thường ít được quản lý và ghi chép hơn ở các nước công nghiệp phát triển giàu có với hệ thống giám sát được thiết lập.

Các nhà nghiên cứu đã giới thiệu một chỉ số mới để theo dõi sự tiến triển của tình trạng kháng thuốc, tỷ lệ thuốc được thử nghiệm ở từng khu vực có tỷ lệ kháng thuốc cao hơn 50%. Trên toàn cầu, chỉ số này đã tăng gần gấp ba đối với gà và lợn trong 20 năm qua. Hiện nay, 1/3 số thuốc thất bại 50% ở gà và 1/4 số thuốc thất bại 50% ở lợn. Xu hướng đáng báo động này cho thấy các loại thuốc được sử dụng đang nhanh chóng mất đi hiệu quả. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững của ngành chăn nuôi và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Tỷ lệ kháng thuốc cao nhất có liên quan đến các loại thuốc kháng sinh được sử dụng thường xuyên nhất ở động vật: tetracycline, sulphonamides, penicillin và quinolone. Ở một số vùng nhất định, các hợp chất này gần như mất hoàn toàn tác dụng điều trị nhiễm trùng.

Nhóm các nhà nghiên cứu eth cảnh báo thêm, kháng kháng sinh là một vấn đề toàn cầu. sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi thực hiện những nỗ lực đáng kể nhằm giảm thiểu nó ở một bên thế giới nếu nó đang gia tăng đáng kể ở phía bên kia. vì vậy, dùng kháng sinh tốt nhất cho chỉ định, ngừng dùng kháng sinh khi không còn cần thiết với liệu trình ngắn hơn để giảm đề kháng kháng sinh.

An Dương (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (https://vietq.vn/sau-dai-dich-covid-19-viet-nam-tro-thanh-quoc-gia-gia-tang-vi-khuan-khang-thuoc-dang-bao-dong-d215743.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY