Những loại ký sinh trùng sống trên các loại thịt khi đi vào cơ thể sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe. vì vậy, nhận biết thực phẩm nhiễm khuẩn hay chứa ký sinh trùng sẽ giúp phòng tránh ngộ độc dễ dàng hơn và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Theo chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nội tạng là các bộ phận bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày...Những món ăn nấu từ nội tạng động vật được đánh giá là vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng.
Xét về mặt dinh dưỡng, nội tạng có hàm lượng calo tương tự thịt nạc (từ 100-150 calo/100 gram), hàm lượng protein khoảng 16-22% trọng lượng (trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo trung bình từ 5-7%, trong đó chủ yếu là chất béo bão hòa và lượng cholesterol rất cao.
Một số bộ phận tiêu biểu như gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương. Tim có hàm lượng natri thấp và rất nhiều chất sắt. Óc giàu niacin, phosphorus, B12, và vitamin C. Huyết động vật cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, sắt và các loại vitamin…Tuy nhiên, ăn loại thịt này cũng tiềm ẩn nhiều rủ ro cho sức khoẻ con người.
Đa số nội tạng động vật có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt. Chúng còn tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh cho người.
Nội tạng của động vật nếu muốn ăn thì phải chế biến thật kỹ càng. Bởi đây phần lớn là các cơ quan bài tiết của động vật, tất cả các chất độc sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua các cơ quan này. Ngoài ra, một số chất độc hại không được đào thảo hết mà vẫn còn tồn đọng ở đây. Không những thế, ruột một số động vật còn chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm như khuẩn E.coli, khuẩn gây bệnh tả, kết lỵ… nếu không xử lý sạch, ăn vào có thể gây hại cho cơ thể, thậm chí là tử vong.
Bên cạnh đó, nội tạng của động vật còn chứa hàm lượng cholesterol rất cao, ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Nếu tiêu thụ nhiều thực phẩm này sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của chính mình và gia đình, bạn nên hạn chế ăn các loại thịt này. Với những gia đình xem thịt nội tạng là món ăn yêu thích và tiêu thụ hằng ngày thì nên cân nhắc về các nguy cơ sức khoẻ có thể xảy ra.
Thịt băm, xay là nguyên liệu đơn giản, tiện lợi giúp chị em nội trợ dễ dàng chế biến nhiều món ăn ngon, vì vậy đây là nguyên liệu phổ biến trong nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, thịt xay được bày bán bên ngoài ẩn chứa nhiều rủi ro cho sức khoẻ. Nỗi lo đầu tiên là về nguồn gốc của thịt. Phần thịt này có thể được chọn từ những miếng thịt không ngon, thịt để lâu hay thậm chí là thịt ôi thiu chứa rất nhiều độc hại.
Thịt xay sẵn ở siêu thị là thứ được nhiều chị em yêu thích vì rất tiện lợi, về nhà không phải mất công băm thớt hay dùng máy xay, lại còn có thể chế biến được rất nhiều món ngon như làm chả, đậu phụ nhồi thịt, rang mắm tép...
Chưa kể đến vì lợi nhuận, nhiều thương lái dùng phần thịt cổ, xay lẫn với phần thịt khác để bán. Trong khi phần thịt cổ này thường chứa hạch bạch huyết, các hạch này vừa có mùi hôi khó chịu, vừa chứa mầm bệnh như vi khuẩn và virus, có thể trực tiếp truyền bệnh vào cơ thể và đặc biệt là rất khó tiêu diệt dù được nấu ở nhiệt độ cao.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), cổ lợn là một trong những bộ phận không nên ăn. Khi lợn bị giết, vùng cổ là nơi chọc tiết vì vậy có rất nhiều máu tích tụ lại ở vùng này. Ngoài ra, vùng cổ cũng là nơi mà lợn thường được tiêm thuốc.
Tiếp đến, loại thịt này có được xay bởi những cỗ máy được vệ sinh sạch sẽ? nếu không được làm sạch kịp thời và thường xuyên, thịt đưa vào máy xay sẽ bị biến chất và sinh ra một số ký sinh trùng hay trộn lẫn với những loại thịt bị nhiễm khuẩn trước đó. do đó, tốt hơn hết nên chọn mua thịt nguyên miếng hay thịt có nguồn gốc rõ ràng thay vì thịt được xay sẵn.
Theo các kết quả nghiên cứu, hơn 60% loài ếch tự nhiên có chứa một loại ký sinh trùng có tên là schistocephalus. nếu ăn phải ếch có chứa ký sinh trùng này, con người sẽ trở thành vật chủ mới của nó. bên cạnh đó, schistocephalus còn có thể thâm nhập vào cơ thể con người khi tiếp xúc qua các vết thương trên da. do đó, khi chế biến thịt ếch, nên nhớ đeo găng tay cẩn thận. đồng thời, thịt ếch phải được nấu chín kỹ ở nhiệt độ cao trong ít nhất 10 phút mới đảm bảo an toàn.
Trên thực tế, tỷ lệ nhiễm schistocephalus ở ếch nuôi nhân tạo rất thấp nên bạn có thể lựa chọn ếch nuôi cho bữa ăn của gia đình thay vì ếch tự nhiên.
Tôm hùm đất là loại tôm sống ở vùng ao hồ. Do môi trường sinh trưởng như vậy nên loại thực phẩm này chứa rất nhiều vi khuẩn và là vật chủ trung gian có thể lây ký sinh trùng. Vì thế hãy cẩn trọng khi tiêu thụ loại tôm này. Nếu chỉ chế biến sơ qua rồi ăn dễ dàng bị nhiễm sán, giun…rất nguy hiểm cho cơ thể. Cách nấu tôm đúng cách, tốt cho sức khỏe là bỏ đầu, đuôi, chỉ tôm, phần màu vàng của tôm và nấu ở nhiệt độ cao để ăn an toàn hơn.