Họ bảo: Thời của chúng tôi, bêu tên trước toàn trường đầy ra có đứa nào Tu tu đâu? Tụi trẻ bây giờ cứ làm quá lên. Rồi còn có người nói: Yêu cho roi cho vọt là đúng. Không dạy dỗ từ bé thì lớn lên thành tướng cướp à? Hay: Bọn trẻ ngày nay được chiều quá sinh hư. Hơi tí là doạ Tu tu. Báo chí thì lắm điều….
thực ra, số người lớn thế này không phải là ít. và một vài trong số đó cũng đang làm giáo viên. nên chuyện bêu tên trước trường hay những hình phạt mang tính bạo lực, bạo hành lũ trẻ vẫn sẽ xảy ra. đơn cử có thể thấy ngay chính giáo viên chủ nhiệm của lớp nữ sinh ở an giang cũng đã lên mạng xã hội châm biếm sâu cay học trò của mình Tu tu ở nơi dơ dáy đấy thôi. thú thực, đọc những bình luận đó, tôi chỉ biết thở dài và thương cho lũ trẻ lỡ làm con cái hay học trò của những người lớn đó. không thở dài sao được khi mà chính họ đã và đang nối dài những sai lầm thuở mông muội?
Ảnh minh họa.
thời của chúng ta, 10- 20- 30 thậm chí 40 năm về trước, là cái thời mà chúng ta chưa từng hiểu gì về tâm lý học đường. thứ chúng ta hành xử đều xây dựng từ kinh nghiệm người đi trước truyền lại. những nghiên cứu hành vi hay hậu quả tâm thần của trẻ chưa được thực sự chú trọng. chính nhiều thầy cô cũ của tôi giờ gặp lại vẫn luôn áy náy vì ngày xưa họ đã có những hành xử cảm tính làm hỏng đi nhiều học trò. hay kể cả bố mẹ của chúng ta, hẳn nhiều người cũng đã đúc rút ra thêm nhiều kinh nghiệm xương máu trong việc giáo dục con cái mình. trong các bữa cơm gia đình, mẹ vợ tôi vẫn thở dài tự trách: giá mẹ ngày xưa đọc nhiều, hiểu sâu thì mẹ đã không đối xử với cái trang như vậy. dù vợ tôi chưa bao giờ oán trách mẹ nhưng nàng đã rút được vô cùng nhiều kinh nghiệm đau thương từ chính bản thân mình để áp dụng cho lũ trẻ nhà tôi.
Phạt lũ trẻ thế nào luôn là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Nếu như ngày xưa, phạt lũ trẻ chỉ đơn giản là thấy sai là phạt hay cãi lại là phạt. Thì ngày nay, phạt lũ trẻ còn phải đòi hỏi vô vàn câu hỏi mà cha mẹ, thầy cô phải trả lời được. Như:
- Lỗi sai đó có đáng bị phạt không?
- Lỗi sai đó con đã biết mình sai chưa?
- Lỗi sai đó là con cố tình hay vô ý?
- Lỗi sai đó có thể dẫn tới những hậu quả gì? Có nghiêm trọng lắm không?
Rồi khi trẻ đã hiểu lỗi sai rồi, hiểu rằng mình phải chịu phạt rồi thì chính các cha mẹ, thầy cô cũng sẽ phải hỏi bản thân mình tiếp:
- Hình phạt cho con sẽ là gì?
- Hình phạt đó có giúp con không tái phạm lần sau không?
- Hình phạt đó có cần thiết không?
- Hình phạt đó vì mình giận hay vì con đáng phải chịu phạt?
Là những câu hỏi tôi "tuỳ tiện" đặt ra thôi. Mỗi phụ huynh, thầy cô có thể có những bảng câu hỏi cho riêng bản thân mình. Là bởi phạt con không phải và không thể là vì bản thân đang vô cùng bực mình, không phải và không thể là vì mình có quyền nên mình được làm thế, không phải và không thể là sự trừng phạt cho nó biết tay mình.
chúng ta phạt con, xin hãy bắt đầu bằng nền tảng của yêu thương. là cha mẹ và thầy cô phải nhớ rằng đó là đứa trẻ mà chúng ta yêu thương chứ không phải kẻ gây rối, không phải là kẻ phạm tội. bằng yêu thương nên không thể yêu cho roi cho vọt. mà bằng yêu thương tức là mong muốn con mình sẽ tốt hơn, hoàn thiện bản thân hơn và không tái phạm lại lỗi đó. bằng yêu thương nên hình phạt nào cũng là để xây dựng kỷ luật chứ không phải thể hiện quyền lực.
Trong câu chuyện của nữ sinh ở An Giang hay trong những tranh luận của những người quan tâm đến giáo dục trẻ, tôi hằng mong người lớn chúng ta đừng cho phép bản thân sử dụng quyền lực trong việc giáo dục trẻ. Bất kể một kỷ luật tích cực nào đi chăng nữa mà vẫn sử dụng quyền làm cha, làm mẹ, làm thầy, làm cô mà thực thi kỷ luật thì cũng sai hết. Bởi khi chúng ta sử dụng quyền lực đó là chúng ta đã bỏ qua quyền được đưa ra ý kiến của mỗi đứa trẻ. Quyền này nằm trong quyền trẻ em mà chúng ta đều đã từng đọc qua. Hãy để lũ trẻ được nói ra ý kiến của chúng. Và hãy lắng nghe ý kiến của chúng. Ý kiến đó dẫu sai thì trẻ vẫn được quyền nói ra và việc của người lớn là giải thích cho trẻ hiểu. Nếu chúng ta không giải thích thuyết phục được trẻ thì hình phạt của chúng ta chẳng tạo ra một giá trị thay đổi nào sất.
cuối cùng, để không phải sử dụng hình phạt với trẻ, hãy bắt đầu từ ngay khi bạn gặp đứa trẻ đó. như một ví von mà tôi vô cùng thích: lũ trẻ không phải là một sản phẩm của giáo dục. chúng ta không thể đóng gói lũ trẻ trong những luật lệ, công thức có sẵn. lũ trẻ là những cái cây. lũ trẻ phải được chăm sóc, vun trồng, uốn cành, tỉa lá, bắt sâu, tưới nước… mỗi nhà giáo, mỗi bậc cha mẹ, xin hãy là người làm vườn thay vì là một công nhân thao tác rập khuôn theo bảng hướng dẫn nào đó. dạy trẻ bằng trái tim sẽ giúp trẻ rung động. bởi ngay trong chính cách chúng ta giáo dục trẻ cũng là cách khiến đứa trẻ học hiểu về trái tim người cha, người mẹ, người thầy, người cô của chúng. xin đừng khiến cho lũ trẻ khi nhắc đến bạn lại thở dài mai này…