Tâm sự hôm nay

Dụng cụ y tế gia đình đua nở ngoài đường, trên mạng

Các sản phẩm dụng cụ y tế gia đình như máy đo huyết áp, nhiệt kế điện tử rất phổ biến ở thị trường, tuy nhiên người sử dụng cần lưu ý cách dùng
Hầu như cửa hàng dụng cụ y khoa nào tại Sài Gòn cũng dành hẳn một tủ lớn bày các loại máy đo huyết áp, đo đường huyết, nhiệt kế điện tử - những sản phẩm hàng đầu trong chọn lựa của người dân thành phố một khi đã quan tâm đến sức khỏe của mình và người thân.

Anh Nguyễn Thanh Tân - Trưởng cửa hàng dụng cụ y khoa thẩm mỹ Phương Loan (219 Trần Hưng Đạo, P.Cô Giang, Q.1) - cho biết, máy đo huyết áp được khách hàng gia đình tìm mua nhiều nhất. Kế đến là các sản phẩm máy đo đường huyết (dùng theo dõi lượng đường trong máu), nhiệt kế điện tử và máy xông khí dung (dùng cho bệnh nhân hen suyễn, viêm phổi mãn tính…).

Phố y cụ “đua nở” ngoài đường, trên mạng

Theo chị Mai Nhi, nhân viên Cửa hàng dụng cụ y khoa Quốc Khang (76 Thành Thái, P.12, Q.10), ngoài khách hàng có người nhà mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, thì số người mua máy đo huyết áp, đo đường huyết về để tự theo dõi sức khỏe của cả gia đình cũng ngày càng tăng. Giải thích với chúng tôi lý do mua một lúc cả hai máy tại một cửa hàng trên đường Lý Thái Tổ (Q.10), bà Trần Thị Anh (ngụ Q.11) nói: “Máy đo đường huyết để ở nhà, canh lượng đường cho má tôi năm nay đã hơn tám mươi tuổi. Còn máy huyết áp tôi mang theo bên mình để thường xuyên đo tim mạch của mình”.

Tuy lượng mua ngày càng nhiều hơn, nhưng theo chị Trần Hồng Hạnh - Trưởng cửa hàng dụng cụ y khoa đóng tại Q.1, số lượng cửa hàng dụng cụ y khoa cũng đã tăng lên gấp hai ba lần. Do đó, sự cạnh tranh càng lớn, doanh số không tăng hơn bao nhiêu.

Rảo qua các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Cống Quỳnh, Thành Thái, Tô Hiến Thành - mệnh danh là các phố y cụ của TP.HCM - sẽ thấy hàng chục cửa hàng với các biển quảng cáo phần lớn đề tên các sản phẩm phục vụ cho y tế gia đình kể trên.

Tiếp chúng tôi trong buổi chiều mưa ế ẩm, nhân viên kinh doanh Công ty TNHH trang thiết bị y tế Thanh Trúc (334 Tô Hiến Thành, P.14, Q.10) - cho biết, khách hàng cá nhân hiện cũng đã mua các máy thở oxy dùng tại nhà dành cho người thân tập thở sau phẫu thuật hoặc người có hơi thở kém. Có hai loại, máy bình oxy (không dùng điện), thích hợp cho người không cần thở oxy thường xuyên, chỉ dùng khi mệt. Loại thứ hai là máy tạo oxy từ không khí (dùng điện), dùng cho bệnh nhân phải thở oxy liên tục. Khách hàng thường chỉ mua loại máy này khi có lời khuyên của bác sĩ.

Ngoài phố y cụ, người dùng còn có thể tìm trên mạng hàng trăm trang web y khoa với hằng hà sa số chủng loại, nhãn hiệu thiết bị y tế gia đình và phụ kiện. Hầu hết các website đều có mục “y tế gia đình” giới thiệu sản phẩm dành cho đối tượng khách hàng này bằng giá cả và hình ảnh bắt mắt. Có hẳn tên miền tương ứng với các dụng cụ phổ biến như maydohuyetap.com, maydoduonghuyet.vn… Một số sản phẩm khác được giới thiệu trên mạng cho người dùng cá nhân như đồng hồ đo nhịp tim, máy đo nồng độ oxy trong máu, đo nồng độ cồn, điện tim cầm tay, máy trị mụn (vết nám, vết thương ngoài da), máy điều trị viêm mũi dị ứng, trị viêm khớp…

Gặp ông Đặng Quốc Khánh (ngụ huyện Bình Chánh) tại dãy phố y cụ góc Thành Thái - Tô Hiến Thành, chúng tôi được biết ông đã “điều nghiên” khá kỹ về chủng loại và giá cả máy đo huyết áp trên mạng rồi mới lần ra các cửa hàng này mua. “Ngoài này còn được lựa chọn, chứ mua trên mạng giao cái nào lấy cái đó hà, không thích”, ông Hùng cười có vẻ kinh nghiệm.

Cần hỏi ý kiến bác sĩ

Liên quan đến các dụng cụ y tế đang được bày bán tràn lan trên thị trường, TS.BS. Trần Phủ Mạnh Siêu - Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP.HCM) - đưa ra lời khuyên cho người dùng cá nhân có nhu cầu sử dụng các sản phẩm này.

Theo TS. Siêu, khi đã muốn mua các loại máy đo huyết áp, đo đường huyết, nhiệt kế, xông khí dung về sử dụng, chắc chắn người tiêu dùng đã mắc các chứng cao huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn, viêm phổi mãn tính… Thế nhưng, đa số người bệnh khi mua máy chỉ được tư vấn từ người bán hàng.

“Cần tham vấn bác sĩ đã trực tiếp khám, chẩn đoán, theo dõi bệnh tình của mình trước khi mua để bảo đảm đúng nhu cầu, mục tiêu điều trị, chọn đúng sản phẩm có chất lượng và sử dụng đúng cách”, TS. Siêu nói.

Khá nhiều người dùng máy đo đường huyết sai nguyên tắc. Ví dụ, việc đo máu ngay sau bữa ăn thì chắc chắn chỉ số đường sẽ cao. Lúc đó nếu uống Thu*c hạ đường huyết vào thì lại càng nguy hiểm vì sẽ dễ xảy ra tình huống hạ đường huyết, gây hôn mê.

Do đó, bác sĩ sẽ cho biết nên mua loại máy nào tin cậy, hướng dẫn đo đường vào thời điểm nào, sau bữa ăn bao lâu hoặc phải đo vào sáng sớm… Tất cả tùy thuộc hoàn toàn vào tình trạng của bệnh nhân mà chỉ có bác sĩ mới nắm rõ. Chưa kể, người đái tháo đường nặng (phải chích insulin) cần phải có chế độ đo riêng.

Đối với máy đo huyết áp, người dùng nên chọn sản phẩm đo ở bắp tay sẽ chính xác hơn loại đo cở cổ tay.

Ngoài ra, phải có chỉ định của bác sĩ thì mới dùng máy phun khí dung. Các thiết bị này thường cung cấp hơi nước từ dung dịch muối S*nh l* kèm tinh dầu bạc hà tạo cảm giác thông mũi họng, dễ chịu nên nhiều người đã lạm dụng. “Số lần phun phải giới hạn theo yêu cầu của bác sĩ. Việc lạm dụng sẽ gây bỏng rát niêm mạc mũi, khí quản dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp, làm tăng tiết đờm, nhớt…”, TS. Siêu cảnh báo. Và cũng cần thường xuyên vệ sinh bình đựng dung dịch của thiết bị này, bảo đảm vô trùng, thay dung dịch mỗi khi sử dụng, không dùng nước cũ.

Đối với nhiệt kế điện tử, cần sử dụng đúng cách như kẹp ở vị trí nào trên cơ thể, kẹp trong bao lâu… Các yếu tố này ảnh hưởng đến kết quả khi đo.

Cuối cùng, ông Siêu cho rằng hầu hết người dân chỉ chuộng các thiết bị điện tử vì sự tiện lợi. Thế nhưng, các máy bán trên thị trường hiện có sai số khá nhiều, độ chính xác không cao.

“Theo tôi, dụng cụ đo huyết áp bằng tay truyền thống là chính xác nhất, tuy nhiên loại này chỉ có nhân viên y tế mới sử dụng. Tương tự, chính xác nhất vẫn là nhiệt kế thủy ngân. Nhiệt kế điện tử sẽ mất chính xác theo thời gian”, TS. Siêu cho biết.

Bài, ảnh: Hà Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dung-cu-y-te-gia-dinh-dua-no-ngoai-duong-tren-mang-5677.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu không có dụng cụ y tế, bạn có thể dùng bìa các tông cứng để nẹp phần xương bị gãy. Thay vì dùng dung dịch khử trùng, bạn rửa vết thương bằng nước sạch cũng được.
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY