Nước đá hầu như không thể thiếu đối với nhiều người trong cuộc sống hằng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có không ít những cơ sở kinh doanh, sản xuất nước đá không đảm bảo chất lượng, không đảm vệ sinh.
Theo quan sát, nhiều nơi kinh doanh để nước đá ngay dưới nền đất, chỉ đậy lại bằng tấm bạc, sau đó đưa lên phương tiện vận chuyển nhưng phương tiện này lại bị rỉ sét.
Việc sử dụng nước đá không đảm bảo vệ sinh thường xuyên có thể dẫn đến các bệnh về đường ruột, bệnh thận,…
ThS-BS Võ Ngọc Anh Thơ, Phó Trưởng khoa bệnh nhiệt đới BV Chợ Rẫy, cho biết người dùng nước đá không đảm bảo chất lượng thì nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Theo đó, người sử dụng có thể bị nhiễm E.coli sẽ tiêu chảy, đau bụng…
Theo luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá cần chú ý:
Nơi sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản phải cách biệt với nguồn ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các yếu tố gây hại khác;
Có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng phù hợp quy định để rửa, khử trùng tay, vệ sinh cá nhân và trang thiết bị, dụng cụ;
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, không chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật
Về điều kiện con người: Không được sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Bên cạnh đó, nước đá dùng liền phải đạt quy chuẩn QCVN 10:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2018, nếu vi phạm thì có thể bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.