Khoa học hôm nay

Phát triển khu công nghệ cao: Cần hành lang pháp lý thông thoáng hơn

(HNM) - Khu công nghệ cao là nơi thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, là đầu tàu về phát triển, ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Tuy nhiên, đến nay, nhiều ưu đãi dành cho lĩnh vực này không còn phù hợp dẫn đến bất cập trong công tác vận hành...

(hnm) - khu công nghệ cao là nơi thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, là đầu tàu về phát triển, ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. tuy nhiên, đến nay, nhiều ưu đãi dành cho lĩnh vực này không còn phù hợp dẫn đến bất cập trong công tác vận hành. thực tế này đòi hỏi cần nhanh chóng xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi hơn để thúc đẩy việc xây dựng và phát triển các khu công nghệ cao.

Trong ảnh: Vận hành thiết bị tại phòng thử nghiệm tương thích điện từ của Công ty CP DT&C Vina (Khu công nghệ cao Hòa Lạc).

Chưa được như kỳ vọng

Việt nam hiện có 4 khu công nghệ cao gồm: khu công nghệ cao hòa lạc (hà nội), khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh, khu công nghệ cao và các khu công nghiệp đà nẵng, khu công nghệ sinh học đồng nai. các trung tâm này hiện đang phát huy hiệu quả trong thu hút các dự án công nghệ cao, qua đó tạo động lực, sức lan tỏa cho công nghiệp cả nước phát triển.

Theo phó trưởng ban quản lý khu công nghệ cao hòa lạc trần đắc trung, đến nay, khu công nghệ cao hòa lạc đã thu hút được hơn 100 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 95 nghìn tỷ đồng, trong đó có các nhà đầu tư lớn, đủ tầm dẫn dắt các lĩnh vực công nghệ khác nhau.

Tuy nhiên, các khu công nghiệp công nghệ cao hiện chưa phát huy được sức mạnh như kỳ vọng, chưa hình thành được hệ sinh thái khoa học - công nghệ nói chung và công nghệ cao nói riêng. nguyên nhân là các khu này còn thiếu kết cấu hạ tầng công nghệ; chính sách hỗ trợ để thu hút các dự án công nghệ cao chưa thật sự hấp dẫn so với các nước trong khu vực; chưa có phòng thí nghiệm lớn mang tầm quốc tế; mô hình pháp lý chưa theo kịp sự phát triển của các khu công nghệ cao nên ban quản lý chưa chủ động trong quản lý nhà nước; các địa phương còn gặp vướng mắc về cơ chế, chính sách trong việc xây dựng mới các khu công nghệ cao hoặc tiếp tục mở rộng các khu công nghệ cao hiện hữu...

Theo ông nguyễn anh thi, trưởng ban quản lý khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh, thiếu cơ chế “một cửa” hiện đang là vướng mắc lớn. trước đây, ban quản lý là đầu mối để các doanh nghiệp đầu tư vào khu đến thực hiện các thủ tục pháp lý. tuy nhiên, khi các luật chuyên ngành thay đổi, doanh nghiệp phải làm các thủ tục cấp phép ở nhiều sở ngành khiến thời gian dự án hoàn thiện thủ tục và đi vào hoạt động bị kéo dài. “cơ chế "một cửa" đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp. 

Do vậy, cần sửa đổi quy định để các thủ tục được thu gọn về một đầu mối, tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp”, ông Nguyễn Anh Thi nói.

Trưởng ban quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp đà nẵng phạm trường sơn cho biết, gần 20 năm nay, mô hình quản lý vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển các khu công nghệ cao; chưa có một cơ chế hợp tác, liên kết rõ nét với vai trò điều phối của bộ chủ quản trong công tác quản lý nhà nước theo một chiến lược phát triển các khu công nghệ cao. ban quản lý là cơ quan đăng ký đầu tư nhưng không có thẩm quyền tổ chức đánh giá, hậu kiểm về công nghệ của dự án đầu tư. công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghệ cao hiện gặp nhiều khó khăn về cơ chế cũng như nguồn lực thực hiện.

Cần một hệ sinh thái về pháp lý

Với tốc độ phát triển như hiện nay, các khu công nghệ cao là cấu phần không thể thiếu đối với phát triển kinh tế - xã hội. để hoàn thiện mô hình quản lý các khu công nghệ cao, ông phạm trường sơn đề xuất, chính phủ cần sớm ban hành nghị định quy định về khu công nghệ cao, trong đó xác định khung mô hình quản lý nhà nước và cơ chế phân cấp, ủy quyền hoạt động quản lý nhà nước dưới sự giám sát của bộ chủ quản, từng bước tháo gỡ các rào cản, hoàn thiện mô hình quản lý, tạo đà phát triển khu công nghệ cao. về dài hạn, quốc hội cần xem xét thí điểm các cơ chế, chính sách vượt trội, đặc biệt tiến đến xây dựng một luật riêng về khu công nghệ cao, trong đó có nội dung điều chỉnh mô hình quản lý, phân quyền, phân cấp ủy quyền đối với ban quản lý.

Trưởng ban quản lý khu công nghệ cao hòa lạc lưu hoàng long cũng kiến nghị tăng cường liên kết giữa các khu công nghệ cao với các tổ chức nghiên cứu và phát triển có liên quan (trường đại học, viện nghiên cứu), đẩy mạnh thu hút đầu tư, thu hút nhân tài. bên cạnh đó là đầu tư hạ tầng phù hợp và có hệ thống chính sách hỗ trợ các nhiệm vụ trên.

Về vấn đề này, bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ huỳnh thành đạt cho biết, luật công nghệ cao ban hành từ năm 2008 đến nay có nhiều điểm không còn phù hợp với tình hình phát triển, dẫn đến bất cập trong công tác điều hành hoạt động của khu công nghệ cao. bộ khoa học và công nghệ đang hoàn thiện dự thảo nghị định quy định về khu công nghệ cao, tập trung vào giải quyết, tháo gỡ một số vướng mắc chính, tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn, thúc đẩy việc xây dựng, phát triển khu công nghệ cao, như: trình tự thủ tục thành lập, mở rộng khu công nghiệp; cơ cấu tổ chức, thẩm quyền ban quản lý; tiêu chí thu hút dự án đầu tư vào khu công nghệ cao…

“chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện báo cáo để trình lên cấp thẩm quyền những giải pháp chính sách nhằm phát triển các khu công nghệ cao trong thời gian tới, từ đó hình thành hệ sinh thái khu công nghệ cao với ba cấu phần quan trọng, gồm phòng thí nghiệm, doanh nghiệp, hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghệ cao”, bộ trưởng huỳnh thành đạt nhấn mạnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1028663/phat-trien-khu-cong-nghe-cao-can-hanh-lang-phap-ly-thong-thoang-hon)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY