Kinh tế xã hội hôm nay

Phát triển kỹ năng thiết yếu cho thanh niên Việt Nam

Ngày 14/7, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) và Bộ Ngoại giao phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức diễn đàn quốc tế về “Tương lai việc làm trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và cách mạng công nghiệp 4.0 - Phát triển kỹ năng thiết yếu cho thanh niên Việt Nam”.

DiễnB đàn quốc tế được tổ chức với sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu (theo hình thức trực tuyến) thuộc các bộ, ngành trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ chủ trì diễn đàn

Diễn đàn được tổ chức với mục đích hưởng ứng ngày kỹ năng thanh niên thế giới 15/7, thông qua đó nhằm chia sẻ các mô hình, thực tiễn tốt; kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong việc thúc đẩy phát triển, công nhận trình độ kỹ năng nghề, nền tảng giúp người lao động là thanh niên có khả năng học tập suốt đời và thích nghi trong trong kỷ nguyên số hậu covid-19; đề xuất các chính sách cần thiết về nâng tầm kỹ năng lao động và tương lai việc làm cho lao động trẻ trong kỷ nguyên số hậu covid-19; tôn vinh các điển hình tiên tiến của thanh niên việt nam có kỹ năng nghề đẳng cấp khu vực và thế giới; hưởng ứng ngày kỹ năng lao động việt nam (4/10/2021).

Phát biểu khai mạc diễn đàn, thứ trưởng ngoại giao nguyễn minh vũ nhấn mạnh, covid-19 và cách mạng công nghiệp 4.0 là “cú sốc kép” đối với thị trường lao động toàn cầu. một mặt gây đứt gãy thị trường lao động, gia tăng thất nghiệp và bất bình đẳng xã hội, nhất là đối với lực lượng lao động trẻ.

Theo tổ chức lao động quốc tế (ilo), việc làm của thanh niên đã giảm 8,7% năm 2020 so với 3,7% ở người lớn tuổi hơn. số người thất nghiệp dự báo vẫn ở mức cao và đến năm 2023 mới trở về mức trước đại dịch. mặt khác, 2 cú sốc đã và đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi việc làm và kỹ năng nhằm thích ứng với những điều chỉnh mang tính cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu. việc làm bị mất đi trong những ngành công nghiệp cũ đã lạc hậu dự báo sẽ được thay thế bằng việc làm mới trong những ngành kinh tế xanh, công nghiệp sáng tạo đang ngày càng phát triển.

Theo diễn đàn kinh tế thế giới (wef), đến 2025 có 85 triệu việc làm trên toàn cầu sẽ bị xóa bỏ, nhưng đồng thời có 97 triệu việc làm mới được tạo ra. theo đó, để đáp ứng yêu cầu của thế giới việc làm mới, ước tính khoảng 50% lao động cần được đào tạo lại và đào tạo nâng cao về kỹ năng (reskilling và upskilling).

Trong bối cảnh đó, thứ trưởng ngoại giao cho rằng, lực lượng lao động trẻ đứng trước cả cơ hội và thách thức trong thế giới việc làm đang biến chuyển mạnh mẽ.

Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới với những mục tiêu và khát vọng phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045. Trong đó, một trong ba đột phá chiến lược là tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam.

Thứ trưởng nguyễn minh vũ cho rằng, chính phủ, doanh nghiệp và mỗi người dân cần nhận thức rõ các tác động của tương lai việc làm đối với đất nước, ngành, nghề và lĩnh vực của mình để có tư duy mới về quản lý, quản trị và điều hành, có các chiến lược, kế hoạch đổi mới - sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với tình hình mới.

Toàn cảnh diễn đàn

Theo thứ trưởng bộ lđ-tb&xh lê tấn dũng, để duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, việt nam buộc phải đẩy nhanh tốc độ tăng năng suất lao động, coi đây là đòn bẩy kinh tế then chốt, là nhân tố chủ đạo hình thành lợi thế cạnh tranh quốc gia. tăng năng suất lao động trong giai đoạn tới đây phải dựa chủ yếu vào nhân tố đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới, nhưng muốn đổi mới, sáng tạo, thì phải quan tâm phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhất là phát triển kỹ năng nghề nghiệp của người lao động, đặc biệt là lao động trẻ.

Tại diễn đàn, các diễn giả và đại biểu tham dự đã cùng nhau thảo luận nhằm đánh giá, làm rõ các tác động của đại dịch covid-19 và cách mạng công nghiệp 4.0 đối với tương lai việc làm và kỹ năng cho thanh niên. những xu hướng điều chỉnh lớn của thị trường lao động toàn cầu trong thời gian tới. dự báo xu hướng chuyển dịch địa - việc làm...

Các đại biểu cũng chỉ rõ các tri thức, giá trị và kỹ năng mà thanh niên cần trang bị cho mình làm hành trang trong kỷ nguyên số; nêu đề xuất để Chính phủ xây dựng các chính sách để huy động, gắn kết sự tham gia của doanh nghiệp và người dân vào quá trình phát triển kỹ năng thiết yếu, nâng cao năng lực tiếp thu công nghệ, tri thức mới cho thanh niên. Đồng thời, các đại biểu cũng đưa ra các khuyến nghị, hàm ý chính sách cho Việt Nam trong triển khai các chủ trương, định hướng chiến lược nói trên, nhất là trong xây dựng môi trường kiến tạo phát triển, đổi mới giáo dục - đào tạo, tái định hình kỹ năng cho thanh niên, xây dựng chính sách an sinh xã hội phù hợp với tương lai việc làm.

Nhân dịp này, tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã công bố các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm 199 nghề theo 8 nhóm lĩnh vực. đồng thời, tổng cục giáo dục nghề nghiệp cũng tiếp tục bổ nhiệm và công bố 10 đại sứ kỹ năng nghề tại diễn đàn.

N.H

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/phat-trien-ky-nang-thiet-yeu-cho-thanh-nien-viet-nam-617588.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY